Soạn văn 7 bài: Quan Âm Thị Kính Trang 111 sgk

  • 1 Đánh giá

Chèo là một trong những loại hình văn học dân gian đã có từ lâu đời của người Việt. Trong đó không thể không kể đến vở chèo Quan Âm Thị Kính. KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Thể loại chèo

  • Chèo: loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn được gọi là chèo sân đình. Nó được này sinh và phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ
  • Tích truyện được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm. Nó đề cao đạo đức, tài năng của con người, thông cảm với số phận nhân vật kịch, châm biếm, đả kích trực tiếp những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.
  • Nhân vật truyền thống: thư sinh nho nhã, nữ chính đức hạnh, nết na; nữ lệch lẳng lơ, mụ ác tàn nhẫn, độc địa; hề chèo...
  • Nhân vật chèo khi bước ra sân khấu phải tự xưng danh rồi mới bước vào diễn tích. Tính chất ước lệ và cách điệu của chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, hát, múa của các nhân vật.

2. Vở chèo Quan Âm Thị Kính

  • Được lấy tích từ truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính
  • Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần
    • Phần 1: Án giết chồng

Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

    • Phần 2: Án hoang thai

Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

    • Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen

Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng

  • Đoạn trích Nỗi oan hại chồng là phần 1 của vở chèo

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 kỳ 2

Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 7: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch chính trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? VÌ sao?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 8: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?

=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập

Bài tập 1: trang 121 sgk Ngữ Văn tập 2

Tóm tắt ngắn gọn trích đoạn Nỗi oan hại chồng

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập 2: trang 121 sgk Ngữ Văn 7 tập 2

Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng. Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?

=> Xem hướng dẫn giải

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính

=> Xem hướng dẫn giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Quan Âm Thị Kính "

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Quan Âm Thị Kính"

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Quan Âm Thị Kính


  • 9 lượt xem
Chủ đề liên quan