Nội dung chính bài Quan Âm Thị Kính

  • 1 Đánh giá

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Quan Âm Thị Kính "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Thể loại: Loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ. Chèo thường được diễn ở sân đình: Giữa trải chiếu, xung quanh bốn mặt là người xem, không có phông màn bài trí, quan hệ giữa người diễn và người xem rất gần gũi. Vì thế người ta gọi là chèo sân đình.
  • Tác phẩm: Chèo là một vở chèo nổi tiếng, được lấy tích từ truyện cổ tích Quan Âm Thị Kính
  • Tóm tắt đoạn trích: Trong một đêm Thiện Sĩ đang ngủ say, Thị Kính ngồi quạt cho chồng ngủ. Nàng phát hiện một chiếc râu mọc ngược ở cằm chồng cho là điềm xấu nàng bèn lấy dao khâu toan xén đi. Đúng lúc đó Thiện Sĩ tỉnh giấc kêu lên. Thị Kính bị cha mẹ chồng vu cho tội giết chồng, Thị Kính một mực kêu oan nhưng chẳng ai tin. Nàng bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Đau khổ, bất lực nàng đã giả trai đi tu với mong muốn Phật Tổ chứng minh cho tấm lòng trong trắng, ngay thẳng của mình.

2. Phân tích văn bản

a. Nhân vật Thị Kính (nhân vật nữ chính): Nàng bị vu oan: cố ý giết chồng.

Thị Kính nổi lên là hình ảnh người vợ thương chồng với những cử chỉ ân cần, dịu dàng. Tấm lòng tự nhiên, chân thật.

  • Hoàn cảnh: Khung cảnh sinh hoạt gia đình ấm cúng, chồng đọc sách, vợ khâu áo quạt cho chồng.
  • Lo lắng cho sợi râu mọc ngược ( điều xấu trên mặt chồng) nên định cắt giúp chồng

Nàng còn là một người phụ nữ bất hạnh hơn cả khi bị vu oan mà không theer minh giám. Bất hạnh bắt đầu từ đây khi chồng nàng tỉnh dậy và nghi ngờ nàng có ý giết chồng. Nàng có kêu oan, mỗi lần kêu oan của nàng lại kiến ta không khỏi xót xa:

  • Lần 1: Với mẹ chồng -> Nàng bị vu thêm tội.
  • Lần 2: Với mẹ chồng -> Càng bị xỉ vả.
  • Lần 3: Với chồng -> Nàng nhận được sự thờ ơ, im lặng.
  • Lần 4: Với mẹ chồng -> Nàng bị lăng nhục, đẩy ngã.
  • Lần 5: Với cha đẻ -> Nàng nhận được sự cảm thông những bất lực.

=> Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình nhà chồng, người phụ nữ- người con dâu – người vợ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc.

=> Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫn

Kết thúc đắng cay cho nàng:

* Nàng bị đuổi ra khỏi nhà Sùng bà:

  • Cử chỉ, hành động của Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:
    • Dẫn cha đi một quãng, đi theo cha mấy bước nữa rồi dừng, lại than thở, quay vào nhà nhìn từ cái chỉ đến sách, thùng thêu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.
    • Điệu sử rầu, nói thảm của T. Kính là những bộc bạch (của Thị Kính) đau đớn trước bước ngoặt cuộc đời.

* Nàng lựa chọn con đường tu hành:

  • Lý do bởi khi ấy Thị Kính rơi vào đau khổ, bế tắc
    • Sát hại chồng nên không thể ở lại nhà được
    • Xấu hổ không về được nhà cha mẹ
    • Không thể lấy người khác
    • Bỏ đi xa thì mang tiếng không đoan chính
    • Minh oan không ai tin

b. Nhân vật Sùng bà: xuất hiện với hình tượng một mụ đàn bà thô bạo, độc ác, luôn coi thường kẻ nghèo, khinh ghét con dâu:

  • Hành động: Giúi đầu Thị Kính xuống => bắt TK ngửa mặt lên => giúi tay, đẩy TK ngã xuống.
  • Nói về nhà mình: Giống nhà bà đây giống phượng giống công => nhà bà đây cao môn lệnh tộc => trứng rồng lại nở ra rồng.
  • Ngôn ngữ nói về nhà Thị Kính: Tuồng bay mèo mả, gà đồng lẳng lơ => liu điu lại nở ra dòng lịu địu => con nhà cua ốc => đồng nát thì về cầu Nôm
  • Ngôn ngữ vu hãm con dâu:
  • Mặt sứa gan lin => lẳng lơ, bây giờ mới lộ cái mặt ra => câm đi => cả gan say hoa đắm nguỵêt, trên dâu dưới bộc hệ hò => Dụng tình bất đắc => chém bổ… gái say trai lập chí giết chồng => mắt gái trơ như mắt thớt => ngựa bất kham……..
  • Lời lẽ vu hãm ngày càng tăng tiến, lần lượt, thắt buộc, độc địa, xỉ vả.

=> Quan hệ giữa Sùng bà và Thị Kính là quan hệ mẹ chồng nàng dâu song lúc này qua lời nói của mụ chứng tỏ đó không phải chỉ là mâu thuẫn gia đình mà đó là mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phong kiến. Giàu khinh nghèo vì không môn đăng hộ đối.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Nhân vật Thị Kính (nhân vật nữ chính)

Thị Kính, được xây dựng là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang, luôn lo nghĩ vun vén cho hạnh phúc gia đình:

  • Mở đầu là cảnh sinh hoạt đầm ấm, (vợ vá may thêu thùa. Chồng đọc sách), tuy không phổ biến và gần gũi như cảnh chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa trong ca dao nhưng nó cũng thể hiện khát vọng về hạnh phúc gia đình của nhân dân lao động.
  • Những cử chỉ của Thị Kính đối diện với Thiện Sĩ rất ân cần, dịu dàng. Khi chồng học bài mệt mỗi đêm ngủ thiếp đi, nàng dọn lại kỉ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, nàng băn khoăn lo lắng về một điềm báo chẳng lành. Thị Kính muốn làm đẹp cho chồng và cho mình: Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta... , Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an. Âu dao bén, thiếp xén tày một mực. Tâm trạng của nàng là tâm trạng của người vợ yêu thương chồng thắm thiết.

Nàng còn là một người phụ nữ bất hạnh khi phải mang oan tội giết chồng. => Nàng chính là hình ảnh cho những người phụ nữ phong kiến xưa, luôn bị lệ thuộc, không tự định đoạt được số phận của mình, phải chịu nhiều nỗi khổ đau, oan trái, bất công.

  • Nàng kêu oan, nhưng cả 5 lần kêu oan, nàng đều hướng vào những người thân trong gia đình nhưng đều vô ích. 3 lần kêu van mẹ chồng cái mà nàng nhận được là những lời xỉ vả, lăng nhục. Với người chồng nhu nhược, đớn hèn vô trách nhiệm nàng chỉ nhận được sự thờ ơ, im lặng. Chỉ đến lần kêu oan cuối cùng Thị Kính mới nhận được sự cảm thông của người cha đẻ nhưng điều đó không giải được nỗi oan của nàng.
  • Kết cục của nỗi oan là mối tình chồng vợ tan vỡ, Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng một cách tàn nhẫn, ngay cả đến cha nàng cũng phải chịu cảnh bị xỉ vả, không thể bảo vệ con gái.
  • Thị Kính chọn con đường “trá hình nam tử bước đi tu hành” là con đường, cửa thoát trong lúc đau khổ và bất lực (con đường này có 2 mặt vừa tích cực, vừa tiêu cực)
  • Hành động của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở trách số phận mịt mù và dừng lại ở mức ước muốn nhật nguyệt sáng soi. Đó là hành động vừa thụ động vừa yếu ớt mơ hồ. Nàng chịu khuất phục trước hoàn cảnh chứ không thể vượt lên khỏi hoàn cảnh.

=> Thị Kính là người phụ nữ, người vợ, người con dâu đức hạnh nhưng đã bị XHPK xô đẩy từ khổ đau nọ đến khổ đau kia.

2. Nhân vật Sùng Bà

Chẳng cần hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà đã sừng sộ khép ngay Thị Kính vào tội giết chồng : Cái con mặt gan lim này ! Mày định giết con bà à?Thái độ của Sùng bà rất thô bạo và tàn nhẫn. Khi Thị Kính khóc lóc van xin được thanh minh, Sùng bà dúi đầu Thị Kính ngã xuống rồi lại bắt nàng ngửa mặt lên để nghe mụ chửi, chứ không cho phân bua, thanh minh gì cả.

Sùng bà nói với Thị Kính toàn là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, lăng mạ. Dường như một lần mụ cất lời, Thị Kính lại bị kết thêm một tội. Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình. Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa; là con nhà thấp hèn không xứng với nhà mụ : " Giống nhà bà đây giống phượng giống công - Còn tuồng bay mèo mã gà đồng lẳng lơ - Nhà bà đây cao môn lệnh tộc - Mày là con nhà cua ốc - Trứng rồng lại nở ra trứng rồng - Lìu điu lại nở ra dòng lìu điu - Đồng nát thì về Cầu Nôm, Con gái nỏ mồm về ở với cha..."

=> Tất cả những lời nói và cử chỉ đó đã bộc lộ bản chất của một mụ nhà giàu bất nhân, bất nghĩa.

=> Mâu thuẫn giữa mụ và Thị Kính đã vượt khỏi mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu mà còn là mâu thuẫn giai cấp.

3. Tổng kết.

  • Nghệ thuật:
    • Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
    • Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.
    • Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
  • Nội dung: Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
  • Ý nghĩa: Đoạn trích góp phần tái hiện chân thực mâu thuẫn giai cấp, thân phận người phụ nữ qua mối quan hệ hôn nhân ngày xưa.

Back to top

  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021