Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
Câu 6: trang 120 sgk Ngữ Văn 7 tập 2
Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
Bài làm:
- Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:
- 3 lần kêu oan với Sùng bà: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!; Oan cho con lắm mẹ ơi! Chàng học khuya mỏi mệt, Con thấy râu mọc ngược dưới cằm...; Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!
- Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng): Oan cho thiếp lắm chàng ơi!
- Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha): Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
- Những lần kêu oan của Thị Kính với Sùng ông, Sùng bà và Thiện Sĩ hoàn toàn không nhận được sự cảm thông mà là sự buộc tội, lạnh lùng của những con người ấy. Sùng bà không để Thị Kính nói lời giải thích, không để nàng giãi bày nỗi oan khiên. Thậm chí, chồng nàng là Thiện Sĩ, người đầu ấp tay gối, suốt ngày ở bên cạnh cũng không hề tin tưởng và nhân cách, đức hạnh của nàng. Hắn không hề lên tiếng bênh vực cũng không hề hỏi vợ sự tình là thế nào mà nghe theo lời mẹ, buộc tội Thị Kính, ngầm đồng ý để Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà mẹ đẻ
- Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông, thấu hiểu. Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. Ông thương con nhưng không biết kêu oan cho con thế nào. Ông chỉ có thể đưa Thị Kính về nhà để "cha liệu cho con"
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 2 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa văn chương
- Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho câu tục ngữ: “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn” Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn văn bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
- Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk
- Viết một đoạn văn ngắn gọn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.
- Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Viết đoạn văn ngắn chủ đề bạn bè có sử dụng dấu gạch ngang