Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 7 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập phần Tập làm văn Ngữ Văn 7 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Văn nghị luận
1.1. Các bước để làm bài văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc và sửa bài
1.2. Dàn ý cho bài văn lập luận chứng minh
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh
- Thân bài:
- Giải thích vấn đề (nếu cần): Giải thích nghĩa đen - nghĩa bóng
- Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý, lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.
1.3. Dàn ý cho bài văn lập luận giải thích
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích
- Thân bài:
- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của vấn đề
- Giải thích tại sao cần phải làm thế
- Cần phải làm gì đề làm được điều đó?
- Bài học rút ra
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích với mọi người.
2. Văn bản hành chính - công vụ
2.1. Văn bản đề nghị
- Khái niệm: Kiểu văn bản đề xuất ý kiến của mình về một nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể (thường là tập thể) đến các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền
- Nội dung cần chú ý các mục: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
- Dàn mục của một văn bản đề nghị:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
- Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)
- Nơi nhận đề nghị
- Người (tổ chức) đề nghị
- Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
- Chữ kí và họ tên người đề nghị
2.2. Văn bản báo cáo
- Khái niệm: Kiểu văn bản dùng để tổng hợp về tình tình, sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể
- Nội dung cần chú ý các mục Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo với ai? Bảo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
- Các mục của văn bản báo cáo:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm và thời gian làm báo cáo
- Tên văn bản: Báo cáo về...
- Nơi nhận báo cáo
- Người (tổ chức) báo cáo
- Báo cáo về lí do, sự việc và các kết quả đã làm được
- Chữ kí và họ tên người báo cáo
Xem thêm bài viết khác
- Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:
- Lấy một số ví dụ có sử dụng kiểu câu bị động và câu chủ động
- Nội dung chính bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy
- Bài văn nêu lên tư tưởng gì ? Tư tưởng ấy thể hiện những luận điểm nào ?
- Soạn văn bài: Câu đặc biệt
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người
- Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động...
- Đề thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn - Số 8 Đề kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án
- Hãy chứng minh đức tính giản dị của bác Hồ được thể hiện qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ bằng một đoạn văn
- Trong đoạn văn, tác giả đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác?
- Viết đoạn văn sử dụng câu rút gọn viết về chủ đề bạn bè và gạch chân dưới câu rút gọn đó