Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán
Câu 4: Trang 18 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.
THAM ĂN
Có anh chàng phàm ăn tục uống, hễ ngồi vào mâm là chỉ gắp lấy gắp để, chẳng ngẩng mặt nhìn ai, cũng chẳng muốn chuyện trò gì. Một lần đi ăn cỗ ở nhà nọ, có ông khách thấy ông ta ăn uống lỗ mãng quá, bèn lân la gợi chuyện. Ông khách hỏi:
- Chẳng hay ông là người ở đâu ta?
Anh chàng đáp:
- Đây.
Rồi cắm cúi ăn.
- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi?
- Mỗi.
Nói xong, lại gắp lia gắp lịa.
Ông khách hỏi tiếp:
- Các cụ thân sinh ông chắc còn cả chứ?
Anh chàng vẫn không ngẩng đầu lên, bảo:
- Tiệt!
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Bài làm:
Trong câu chuyện trên, chi tiết gây cười là những câu trả lời của anh chàng tham ăn. Vì phàm ăn nên anh đã trả lời vắn tắt “Đây, Mỗi, Tiệt”. Các câu rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ.
Xem thêm bài viết khác
- Cảm nhận của em về nhân vật Thị Kính
- Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
- Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây
- Hãy pháp biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ, hình tượng,...) của truyện Sống chết mặc bay
- Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
- Nội dung chính bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Nội dung và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay
- Trước khi đọc bài văn này, em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết
- Nội dung chính bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
- Hãy cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn này như thế nào