a) Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
I. Đọc hiểu
a) Đọc đoạn thơ sau và chọn một phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6):
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tỉnh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người...
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu)
1. Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?
A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.
C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.
D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.
2. Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc
B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc
C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc
D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ
3. Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?
A. Mình, Bác, Ông Cụ
B. Bác, Ông Cụ, Người
C. Mình, Bác, Người
D. Mình, Ông Cụ, Người
4. Dòng thơ nào chứa từ láy?
A. Nhớ chân Người bước lên đèo
B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người
5. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?
A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc
B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ
C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ
D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ
6. Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?
A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp
B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ
C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”
D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ
Bài làm:
1. D
2. D
3. B
4. C
5. B
6. C
Xem thêm bài viết khác
- Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện trang 100
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập
- Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
- Câu hỏi phần chuẩn bị bài Thánh Gióng
- Câu hỏi cuối bài phần đọc hiểu bài:Đồng Tháp Mười mùa nước
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ
- Phiếu nhận xét môn văn 6 sách cánh diều
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Ca dao Việt Nam trang 42
- Thống kê tên các thể loại kiểu văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6 tập 1
- Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập một. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết?
- [Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Tự đánh giá trang 104