Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
3. Luyện tập nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hoá đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên)
a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
b) Văn bản nghị luận vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của văn bản.
c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?
Bài làm:
Văn bản trên thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian.
Các luận điểm chính của văn bản:
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền
- Thời gian là tri thức
Trong văn bản, người viết chủ yếu sử dụng phép lập luận phân tích và chứng minh.
Các luận điểm này lại được chứng minh bằng những dẫn chứng từ thực tiễn. Mạch triển khai lập luận của bài văn đơn giản nhưng cô đọng, sáng rõ và chặt chẽ.
Xem thêm bài viết khác
- Qua truyện Bến quê, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Ghi lại vào vở định nghĩa về các thể loại văn học dân gian theo mẫu:
- Sưu tầm một số truyện cười có nội dung liên quan đến các sử dụng từ ngữ địa phương.
- Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh hoạ.
- Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
- Đọc lại mục lục các văn bản trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 và làm bảng thống kê theo mẫu dưới đây:
- Em hãy giới thiệu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy đối với bản thân.
- Chỉ ra xung đột cơ bản của lớp kịch. Xung đột đó đã cho thấy tâm trạng, tính cách của các nhân vật Thơm, Ngọc, Thái, Cửu ra sao?
- Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?
- Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Hãy kể thêm một số trường hợp cụ thể cần gửi thư (điện) chúc mừng hoặc thư (điện) thăm hỏi.
- Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ cuối bài: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.