Phân tích bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn (Gợi ý: phân tích trang phục, trang bị, diện mạo của Rô – bin – xơn).
b) Phân tích bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn (Gợi ý: phân tích trang phục, trang bị, diện mạo của Rô – bin – xơn).
Bài làm:
Bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn :
- Trang phục:
- Chiếc mũ "to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì"
- Chiếc áo có vạt "dài tới khoảng lưng chừng hai bắp đùi"
- Cái quần "loe đến đầu gối” và một đôi “chẳng biết gọi là gì, giống đôi ủng, bao quanh bắp chân và buộc dây hai bên”
Tất cả chúng – những trang phục mà Rô – bin – xơn đang mang trên người đều được làm bằng da dê. Điều đó trước hết cho thấy một sự thực: Rô-bin-xơn đã không còn lấy một mảnh vải mà may áo quần. Anh phải chế tạo, tận dụng từ những gì mình có trên đảo hoang một cách phù hợp để thay thế một cách tốt nhất cho quần áo thông thường.
- Trang bị:
- Hai bên thắt lưng bằng da dê là cưa nhỏ, rìu con, hai cái túi đựng thuốc súng và đạn ghém, sau lưng đeo một chiếc gùi.
Những vật dụng, trang bị sơ sài này chính là phương tiện để Rô – bin – xơn sinh tồn trên đảo hoang. Cái cưa, cái rìu đã giúp ông chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu chỗ ở để phòng thú dữ và sau này còn rào chỗ nuôi dê.
- Diện mạo:
- So với phần tả trang phục và trang bị thì phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi. Rô – bin – xơn chỉ nói thoáng qua về nước da và đặc tả bộ ria mép của mình. Điều này là rất hợp lí vì Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả chi tiết được những gì chàng trông thấy mà thôi.
=> Những chi tiết miêu tả trang phục, trang bị và diện mạo ấy của Rô – bin – xơn, ta có thể thấy được một cuộc sống đầy vất vả, khó khăn, khắc nghiệt như thế nào. Đồng thời qua đó cũng cho ta thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.
Xem thêm bài viết khác
- Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để rút ra nhận xét về vấn đề gì? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
- Nôi dung của thư điện chúc mừng và thư điện hỏi thăm giống và khác nhau như thê nào?
- Có thể chia văn bản thành mấy phần? Nêu nội dung và chỉ ra thao tác lập luận chính được sử dụng trong mỗi phần.
- Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
- Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
- Phân tích những nét chung và nét riêng của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương Bốn câu thơ đầu có cách diễn đạt như thế nào? Những từ ngữ, hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước… nói lên điều gì?
- Phân tích tâm trạng của Xi – mông qua ý nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói của nhân vật trong văn bản.
- Hãy tìm những ví dụ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương hoặc sáng tác của một tác giả hiện đại để thấy ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.
- Sưu tầm các câu ca dao, câu thơ có hình ảnh con cò:
- Tìm những chi tiết miêu tả ngôi nhà của chị Blăng – sốt, thái độ của chị đối với khách, tâm trạng của chị khi nghe con nói. Qua đó em thấy chị Blăng – sốt là người như thế nào?
- Nêu cách hiểu của em về hai dòng thơ cuối bài: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.