Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta?
20 lượt xem
Trang 31 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta?
Bài làm:
Dựa vào bảng 8.3 ta thấy:
Cây công nghiệp hằng năm được trồng hầu hết trên các vùng kinh tế, tập trung ở đồng bằng.
Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở các vùng chuyên canh, vùng núi và cao nguyên ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ).
Cụ thể:
Cây công nghiệp hàng năm:
- Lạc: Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Đậu tương: Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
- Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Dâu tằm: Tây Nguyên.
- Thuốc lá: Đông Nam Bộ.
Cây công nghiệp lâu năm:
- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- Hồ tiêu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Điều: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
Nhìn chung, các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở trung du và miền núi, các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở các đồng bằng.
Hai vùng trọng điểm cây công nghiệp của nước ta là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào bảng 25.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với cả nước.
- Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản?
- Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam
- Xác định trên hình 24.3, những ngành công nghiệp chủ yếu ở Thanh Hóa, Vinh, Huế?
- Dựa vào bảng số liệu 28.3: Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.
- Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Dựa vào số liệu trong bảng 17.2, hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
- Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
- Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
- Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)