Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau
138 lượt xem
Câu 4: (Trang 67 - SGK Ngữ văn 11) Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc, thâm thúy của điển cố trong những câu thơ sau:
- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!
- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Bài làm:
- Ba thu: ý nói đến khoảng thời gian dài, điển cố này muốn diễn tả Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt mà có cảm giác lâu như ba năm.
- Chín chữ ở đây là nói về công lao cha mẹ vất vả nhiều bề, gồm: sinh: đẻ; cúc: nâng đỡ; phủ: vuốt ve; súc: cho bú, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn; dục: dạy dỗ; cố: trông nom, đoái hoài; phục: theo dõi tình hình mà uốn nắn; phúc (phú): che chở.
- Liễu Chương Đài: điển cố gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu thơ:
Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh
Nay có còn không
Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi.
- Nguyễn Du mượn điển cố để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.
- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì khi tiếp, mắt xanh lên, không ưa ai thì mắt trắng. Điển cố này ý nói đến cách nhìn nhận của Từ Hải về Thúy Kiều, dù sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn nhưng nàng chưa từng quý ai.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Chạy giặc
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chạy giặc
- Soạn văn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Phần hai: Tác phẩm
- Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?
- Phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện
- Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
- Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
- Anh (chị ) nhận xét gì về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng ở đoạn trích này?
- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào?...
- Nội dung chính bài: Ngữ cảnh
- Trên báo còn có các thể loại: quảng cáo, phóng sự điều tra. Hai thể loại này, có gì giống và khác với bản tin?
- Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra...