Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873
2. Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873
- Nêu nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây".
Bài làm:
Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
- Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc
- Ở Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) và làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau hiệp định Nhâm Tuất, nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi với tinh thần quyết tâm chống Pháp.
- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra như Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre....
- Nhiều người sử dụng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...
- Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài ở Nam Kì cho đến tận năm 1875.
Nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây":
Em thấy đây là một câu nói rất hay, thể hiện được ý chí và quyết tâm chống giặc của nhân dân miền Nam.
Có thể mới đọc qua, nhiều người cho rằng đây là câu so sánh khập khiễng khi nói nhân dân miền Nam là cỏ. Nhưng ẩn sâu bên trong nó là hàm ý khác. Như chúng ta đã biết, cỏ là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều. Loại thực vật này sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.
Cũng như nhân dân miền Nam vậy, dù có bị tiêu diệt, có bị gục ngã nhưng các thế hệ, lớp lớp nhân dân vẫn tiếp tục đứng lên đánh đuổi giặc Pháp. Họ không dễ dàng đầu hàng trước quân địch, điều này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất yêu tổ quốc và dám đứng lên bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Nền độc lập của Việt Nam mãi mãi sẽ vững bền về sau!
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát bảng 2, đọc thông tin, hãy: Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của khu vực Nam Á theo hướng nào?
- Khoa học xã hội 8 bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á
- Dựa vào bảng thống kê sau, hãy chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị về: Phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái
- Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hiện nay?
- Nêu những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. Cho biết ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục đến phong trào yêu nước chống Pháp ở nước ta
- Khoa học xã hội 8 bài 13: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
- Quan sát hình 4 và đọc thông tin, hãy cho biết: Sự thay đổi trong nền kinh tế của các nước Tây Nam Á.
- Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:
- Cho biết tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? Trình bày diễn biến chiến sự Đà Nẵng và Gia Định
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- Dựa vào hình 2, đọc thông tin, hãy: Hoàn thành bảng theo mẫu sau, cho biết những nhân tố nào đã làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường
- Quan sát hình 4 và đọc thông tin, hãy: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.