Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ?
52 lượt xem
Câu 3: (Trang 174 - SGK Ngữ văn 9) Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ồng lão ôm thằng con út lên lòng... cùng vợi đi được đôi phần”). Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua nhừng lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì về tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
Bài làm:
- Ông Hai đã có cuộc trò chuyện với đứa con Út “Ông lão ôm thằng con út lên lòng…cũng vợi đi được đôi phần”. Ông Hai có cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ mà không phải với bất kì ai khác bởi:
- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.
- Ông mặc cảm với mọi người, hễ thấy ai trò chuyện cũng nghĩ họ đang nói về mình, về làng chợ Dầu. Với tâm trạng như vậy ông Hai không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác.
- Nói chuyện với thằng con Út vì nó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên. Quan trọng là ông cần một người lắng nghe ông lúc này. Với sự hồn nhiên của đứa trẻ, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu xa, không có những lời nói mỉa mai.
- Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời của Nguyễn Du đã có ảnh hưởng đến việc sáng tác "Truyện Kiều"
- Nội dung chính bài: Trau dồi vốn từ
- Qua những câu ca dao, tục ngữ đó, cha ông khuyên dạy chúng ta điều gì? Hãy tìm thêm một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự
- Tìm chủ đề của đoạn trích
- Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như kiểu X + tặc ( giống mục 1.2)
- Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?
- Tình trạng của đất nước ta vào thời vua Lê chúa Trịnh
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên trong Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hãy viết một đoạn văn ngắn
- Soạn văn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi
- Em hãy đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út. Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ?