Nội dung chính bài Đoàn thuyền đánh cá

  • 1 Đánh giá

Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Đoàn thuyền đánh cá "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Huy Cận (1919 - 2005), tên thật là Cù Huy Cận, quê ở tỉnh Hà Tĩnh. Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam
  • Tác phẩm: Được sáng tác trong khoảng thời gian Huy Cận có chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh(1958), in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng.”

2. Phân tích bài thơ

a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển:

  • Đoàn thuyền ra khơi vào buổi đêm: Biển cả hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ như thần thoại
  • Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong đêm tối những hình ảnh hết sức gần gũi và thân thương
  • Con người ra khơi với niềm mong ước đánh bắt được nhiều hải sản xây dựng cuộc sống mới,làm giàu quê hương đất nước.

=> Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế, hào hùng, phấn khởi, lạc quan của những ng l/đ đc làm chủ làm chủ cuộc đời đi chinh phục thiên nhiên.

b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:

  • Cảnh không gian mênh mông, rộng lớn nhưng đoàn thuyền cũng lớn lao và hùng vĩ không kém
  • Đánh cá giống như một trận chiến hết sức oanh liệt và hào hùng
  • Đoàn thuyền giữa biển khơi rộng lớn hết sức hào hùng và oai hùng
  • Niềm hăng hái và mê say của những người dân trong việc đánh bắt cá

c. Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:

  • Sự nhịp nhàng và đồng bộ của đoàn thuyền
  • Những tiếng hát như sự hối thúc và thể hiện sự chiến thắng sau một đêm làm việc mệt nhọc
  • Cảnh tượng thiên nhiên vô cùng hùng vĩ, con người cũng trở nên oai hùng

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng của người đi biển:

  • Mở đầu tác phẩm là khung cảnh vô cùng huy hoàng, tráng lệ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then đêm sập cửa. Hình ảnh so sánh vừa độc đáo lại vừa gần gũi, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, đang dần dần trở về ngôi nhà của mình sau một ngày lao động vất vả.
  • Hình ảnh sóng cài then, đêm sập cửa khiến chúng ta liên tưởng thiên nhiên như một ngôi nhà vĩ đại, khi màn đêm buông xuống từ từ khép cửa, còn những con sóng là chiếc then cài cánh cửa ấy lại. Không gian vũ trụ bao la, rộng lớn mà vẫn vô cùng gần gũi, ấm áp với con người.
  • Giữa lúc thiên nhiên chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì đó lại là thời gian con người bắt đầu cuộc sống lao động:

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

  • Đoàn thuyền lại ra khơi cho thấy nhịp điệu lao động đều đặn, tuần hoàn của những con người nơi đây. Họ lên đường trong không khí hào hứng, khẩn trương, câu hát vang lên rộn rã. Hình ảnh câu hát căng buồm cùng gió khơi đã tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động phơi phới của những người dân chài lưới. Đó là câu hát về vẻ đẹp trù phú của biển cả: cá bạc, cá thu kết hợp với biện pháp so sánh như đoàn thoi tạo thành một tấm lưới cá khổng lồ, qua đó ca ngợi sự giàu có của biển cả.

Hai khổ thơ đầu đã phác họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và đầy mơ mộng. Cho thấy tâm hồn tự do, phóng khoáng và yêu lao động của họ.

2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:

  • Bốn khổ thơ tiếp theo mở ra một không gian vũ trụ bao la được mở ra ở nhiều chiều kích khác nhau, đó là chiều cao của bầu trời, của mặt trăng lung linh, tỏa rạng; chiều rộng của mặt biển bao la, bát ngát và chiều sâu của đáy biển với kho tài nguyên phong phú, giàu có. Giọng điệu thơ ngọt ngào, ngắn dài và vang xa: "cá bạc", "đoàn thoi", "dệt biển", "luồng sáng", "dệt lưới" vẫn những hình ảnh so sánh ẩn dụ rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị về vẻ đẹp thơ ca viết về lao động.
  • Bốn khổ thơ tiếp nói về cảnh đánh cá vào một đêm trăng. Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển về ngư trường "dò bụng biển", ngư dân khẩn trương lao vào công việc "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh. Mỗi thủy thủ là một "chiến sĩ". Con thuyền, mái chèo, lưới, ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ. Chữ "lưới" đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá.
  • Những câu thơ tả đàn cá là đặc sắc nhất. Biển quê ta giàu có với nhiều loại cá quý, cá ngon nổi tiếng như:"Chim, thu, nhụ, đé" thể hiện sự phong phú của biển cả, là món quà vô giá mà biển cả tặng cho con người lao động.
  • Cảnh kéo lưới: hứng khởi, khỏe khoắn, say mệ. Những người dân chài khỏe mạnh trong tư thế nghiêng mình dồn hết sức lực vào đôi tay cuồn cuộn để kéo mẻ lưới đầy ắp cá.

=> Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp, công việc của người lao động đánh cá như gắn liền hài hòa với nhịp sống trời đất.

3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá quay trở về:

  • Kết thúc một đêm đánh cá thành công, đoàn thuyền trở về trong câu hát, trong cánh buồm no gió và khoang thuyền đầy cá. Bình minh rạng rỡ chào đón họ trở về.
  • Cảnh rạng đông với hình ảnh "mặt trời đội biển... "nhô lên, tỏa ánh sáng chan hòa, một "màu mới" bao trùm biển khơi. Đoàn thuyền phóng như bay về bến như cướp lấy thời gian, giành lấy thời gian.
  • Hình ảnh mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi vừa có thể hiểu là ánh sáng bình minh, vừa có thể hiểu là muôn ngàn ánh mắt cá lấp lánh ánh mặt trời. Đoạn thơ cuối mang âm hưởng của bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của những con người làm chủ thiên nhiên đất trời.

4. Tổng kết

  • Nội dung: Bài thơ là khúc hát ngợi ca con người lao động trên biển đồng thời là niềm say mê tự hào của con người làm chủ quê hương.
  • Nghệ thuật: Sự sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ bằng liên tưởng, trí tưởng tượng phong phú. Âm hưởng thơ khỏe khoắn hào hùng và sáng tạo.
  • Ý nghĩa: Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

Back to top

  • 330 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 9 tập 1