Giải sinh 7 bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ Sinh học lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt
I. Yêu cầu
- Nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ
- Tìm những cơ quan, hẹ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.
II. Chuẩn bị
- Mẫu mổ. Bộ xương ếch
- Mẫu mổ sọ để thấy bộ não
- Tranh vẽ cấu tạo trong của ếch và bộ não ếch
III. Nội dung
1. Bộ xương
- Quan sát mẫu bộ xương ếch
- Bộ xương là khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch.
2. Các nội quan
- Quan sát da và các nội quan trên mẫu mổ
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo trong của ếch ghi trong bảng (sgk)
IV. Thu hoạch
* Trình bày các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch
Hướng dẫn:
- Cấu tạo trong của ếch gồm có:
Tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, ruột thẳng, thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, huyệt, (buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung ở ếch cái), các gốc động mạch, động mạch chủ, tĩnh mạch chủ, tì.
- Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn:
Bộ xương khung nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của cơ giúp cho sự di chuyển của ếch, trong đó phát triển nhất là cơ đùi và cơ bắp chân giúp ếch nhảy và bơi. Da ẩm có hệ mao mạch dày đặc dưới da làm nhiệm vụ ho hấp. Miệng có lưỡi có hể phóng ra bắt mồi.
* Vẽ và ghi chú các phần cấu tạo của não ếch
Hướng dẫn:
* Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không, nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
Hướng dẫn:
- Ếch là loài lưỡng cư có thể hô hấp qua da và phổi. Ban đầu nó vẫn có thể sống sót nhờ hô hấp qua da. Nhưng sau 1 thời gian nó sẽ bị chết ngạt vì trong lọ nước đầy ếch không thể hô hấp bằng phổi được mà hô hấp qua da ở nước gần như bằng 0.
=> ếch hô hấp bằng da và phổi nhưng hô hấp bằng da là chủ yếu.
Xem thêm bài viết khác
- Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
- Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp
- Giải bài 63 sinh 7: Ôn tập
- Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn
- Giải bài 11 sinh 7: Sán lá gan
- Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý hiếm, giải thích từng cấp độ nguy cấp. Cho ví dụ
- Tại sao cá voi được xếp vào lớp thú
- Ở các chợ ở địa phương em có các loại thân mềm nào được bán làm thực phẩm? Loại nào có giá trị xuất khẩu?
- Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?
- Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ
- Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
- Giải bài 39 sinh 7: Cấu tạo trong của thằn lằn