Giải TBĐ địa 12 bài 6 - 7: Đất nước nhiều đồi núi

30 lượt xem

Giải tập bản đồ địa lí lớp 12, giải chi tiết và cụ thể bài 6 - 7: Đất nước nhiều đồi núi sách tập bản đồ địa lí lớp 12 trang 10. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 12.

Bài 1: Trang 10 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào lược đồ bên và nội dung SGK Địa lí 12, hãy điền vào lược đồ:

  • Tên các dãy : Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã.
  • Tên các cánh cung : sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
  • Tên vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ.

Trả lời:

Bài 2: Trang 10 - sách TBĐ địa lí 12

Hãy nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

Trả lời:

Đặc điểm chung của địa hình nước ta là:

Thứ nhất, địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • Theo thống kê, địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%.
  • Chính vì đồi núi chiếm 3/4 diện tích nên đã tạo ra thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi

Thứ hai, cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

  • Nhờ sự vận động Tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta trẻ lại và có tính phần bậc từ núi cao, núi trung bình, địa hình bán bình nguyên, đồng bằng…
  • Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, với hai hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

Thứ ba, địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa được thể hiện qua các điểm sau đây:

  • Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi. Đó là quá trình bảo mòn, rửa trôi lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạng, đất đá xói mòn rửa trôi. Vùng núi đá vôi hình thành nên các dạng địa hình mới với các hang động, suối cạn, thung khô…
  • Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Thực chất, hệ quả của quá trình bào mòn ở đồi núi chính là sự bồi đắp bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông. Do đó, hằng năm ở các rìa phía đông nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hằng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét.
  • Cuối cùng, địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. Cho đến thời điểm này, con người vẫn đang tác động mạnh mẽ đến địa hình.

Bài 3: Trang 11 - sách TBĐ địa lí 12

Dựa vào lược đồ hình 6 trong SGK và nội dung bài học, Atlat Địa lí Việt Nam, hãy điền nội dung phù hợp vào bảng để nêu rõ đặc điểm của các khu vực địa hình ở nước ta.

Trả lời:

Khu vực đồi núiKhu vực đồng bằng
  • Chiếm 3/4 diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp
  • 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc) và vòng cung (Đông Bắc).
  • Địa hình đa dạng : núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, bán bình nguyên và đồi trung du.
  • Các khu vực : Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
  • Chiếm 1/4 diện tích
  • Bề mặt địa hình rộng lớn và khá bằng phẳng ; mở rộng về phía biển.
  • Chủ yếu do phù sa sông bồi tụ và một phần do biển (miền Trung).
  • Gồm : đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp.

Bài 4: Trang 11 - sách TBĐ địa lí 12

Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau về địa hình

  • Giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc
  • Giữa vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
  • Giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Trả lời:

  • giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc
Sự giống nhauSự khác nhau
  • Vị trí thuộc miền Bắc nước ta.
  • Có các dạng địa hình : núi cao, núi thấp, đồi trung du, cao nguyên.
  • Địa hình được trẻ lại do vận động Tân kiến tạo.
  • Hướng nghiêng TB – ĐN.
  • Địa hình phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông cùng hướng với các dãy núi.

Vùng Đông Bắc:

  • Vị trí ở tả ngạn sông Hồng.
  • Hướng vòng cung.
  • Chủ yếu là núi thấp (600 – 700 m).
  • Một số đỉnh cao > 2000 m ở thượng vòm sông Chảy.
  • Hệ thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Vùng Tây Bắc:

  • Vị trí hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả
  • Hướng TB – ĐN.
  • Vùng núi cao, đồ sộ nhất cả nước, nhiều đỉnh > 2000 m (Hoàng Liên Sơn).
  • Gồm 3 dải địa hình cùng hướng TB – ĐN.
  • Hệ thống sông: sông Đà, sông Mã.
  • giữa vùng Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Sự giống nhauSự khác nhau
  • Kéo dài hướng Bắc – Nam dọc theo lãnh thổ, hẹp ngang.
  • Tân kiến tạo làm trẻ hóa.
  • Nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.
  • Địa hình phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông.
  • Nhiều đỉnh núi cao trên 2000m
  • Hướng nghiêng thấp dần ra biển

Vùng Trường Sơn Bắc

  • Nằm ở phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
  • Hướng TB – ĐN, một số dãy hướng Tây – Đông.
  • Khu vực núi thấp, hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.
  • Các dãy núi song song và sole nhau hướng TB - ĐN.

Vùng Trường Sơn Nam

  • Vị trí từ dãy Bạch Mã đến 10º B.
  • Hệ thống các cánh cung lớn hướng Bắc – Nam lưng lồi ra biển Đông.
  • Gồm các khối núi cao đồ sộ phía Đông, tương phản với các cao nguyên badan phía Tây.
  • Giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Sự giống nhauSự khác nhau
  • Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  • Được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
  • Đại hình thấp và tương đối bằng phẳng.

Đồng bằng sông Hồng

  • Phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
  • Dạng tam giác châu.
  • Diện tích 15.000 km2.
  • Độ cao lớn hơn.
  • Bị chia cắt bởi hệ thống đê điều

Đồng bằng sông Cửu Long

  • Phù sa sông Tiền -sông Hậu bồi đắp.
  • Hình thang.
  • Diện tích lớn hơn (40.000 km2).
  • Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

Bài 5: Trang 12 - sách TBĐ địa lí 12

Quan sát lược đồ bên, đối chiếu với Atlat Địa lí Việt Nam và nội dung SGK Địa lí 12, hãy:

Điền tên các cao nguyên chính ở Tây Nguyên vào chỗ chấm (...) trên lược đồ.

  • Điền tên các đồng bằng ven biển miền Trung.
  • Nhận xét về mạng lưới sông ngòi ở ven biển miền Trung.
  • Để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên một cách bền vững chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời:

Điền tên các cao nguyên chính ở Tây Nguyên và các đồng bằng ven biển miền Trung là:

Nhận xét mạng lưới sông ngòi ven biển miền Trung:

  • Nhìn chung mạng lưới sông ngòi khá nhiều, nhưng chủ yếu sông ngắn, nhỏ, dốc, ít phù sa;
  • Các sông ở đây chủ yếu chảy theo hướng Tây – Đông.

Để phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên một cách bền vững chúng ta cần:

  • Quan tâm đời sống kinh tế - xã hội của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bảo tồn và duy trì các nét văn hóa.
  • Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí và hiệu quả.

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội