Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện
16 lượt xem
Câu 4 (Trang 51 SGK) Hãy nêu nhận xét về cách dẫn tình tiết câu chuyện, những lời trần thuật và lời đối đáp trong truyện.
Bài làm:
- Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện tạo kịch tính, lôi cuốn. Từ những chi tiết hé mở, chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày một chặt hơn đã tạo cho truyện trở nên hấp dẫn, sinh động. Trương Sinh ít học, đa nghi. Chi tiết "Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức" là một chi tiết cài đặt sẵn, một chi tiết quan trọng, thể hiện tài kể chuyện của tác giả. Trương Sinh tin vào lời nói hồn nhiên của con trỏ một cách vội vàng, không suy xét trước sau. Vốn sẵn có tính hay ghen và nghi ngờ nên càng khiên Trương Sinh tin là có thật. Chàng đã không cho vợ có cơ hội thanh minh. Tinh huống bất ngờ và cũng rất khó thanh minh cho Vũ Nương. Nàng chỉ còn cách giải oan duy nhất là tìm đôn cái chết. Lời nói hồn nhiên của đứa trẻ đã gây ra mối nghi ngờ của Trương Sinh,và cũng chính đứa trẻ sau này đã giải mối nghi ngờ đó một cách tình cờ và dễ dàng. Trương Sinh tỉnh ngộ thì đã muộn. Tình tiết trong câu chuyện diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, hấp dẫn.
- Những đoạn đối thoại, độc thoại của nhân vật được sắp xếp rất đúng chỗ, làm cho câu chuyện kể trở nên sinh động, góp phần khắc họa tâm lý nhân vật, tính cách nhân vật (lời nói của Vũ Nương bao giờ cũng chân thành, dịu dàng, có tình có lý, lời đứa trẻ hồn nhiên, thật thà…). Tuy những yếu tố đối thoại mới chỉ mức sơ khai, ban đầu, nhưng nó đã làm cho nhân vật có tiếng nói. Những lời độc thoại dài góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và làm bộc lộ tính cách của nhân vật. Đoạn đối thoại giữa đứa con và Trương Sinh vừa đẩy truyện lên cao trào, vừa cởi nút câu chuyện.
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt giá trị nội dung tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Soạn văn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng
- Tóm tắt truyện ngắn: Lặng lẽ Sa Pa
- Viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”)
- Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Soạn văn bài: Chuyện người con gái Nam Xương
- Theo em, vì sao văn bản này lại được đặt tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình?
- Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ. Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo 2)