Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này
Câu 2 (Trang 156 SGK) Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
Bài làm:
“Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người.
- Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển - dạt dào, nhàng của thể thơ 5 chữ. Song song cùng hình tượng “sóng" là “em" hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.
- Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực, gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu
- Phép liệt kê của Xuân Quỳnh đã truyền cho người đọc có thêm nhiều cảm nhận về tính phong phú của sóng và nhiều gương mặt đặc điểm tính cách. Khi “ dữ dội ồn ào” lúc biển động bão tố, phong ba nổi lên vỗ sóng lúc lại “dịu êm, lặng lẽ” khi biển lặng, bình minh lên nhẹ nhàng sóng vỗ.
- Dù phong phú về tính cách như thế nào “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.
- Sóng được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển và đồng thời cũng ẩn dụ thể hiện cho những cung bậc cảm xúc khác nhua khi yêu lúc giận hờn, lúc lại yêu thương của người con gái.
- Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
- Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực. Hai câu thơ cuối là lời thú tội hồn nhiên nhưng sâu sắc. Đó chính là quy luật của tình yêu.
- Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
- Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:
Lúc nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở
- Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn hay: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Soạn văn bài: Đò lèn
- Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?
- Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ đầu bài thơ Tống biệt hành của Tâm Tâm để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thất ngôn truyền thống
- Nội dung chính bai Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Bản thông điệp nêu lên vấn đề gì? Vì sao tác giả cho rằng đó là một vấn đề rất cần đặt lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về vấn đề chính trị và hành động thực tế” của mỗi quốc gia và mỗi cá nhân?
- Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này
- Nội dung chính bài Phát biểu theo chủ đề
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đất Nước
- Nội dung chính bài thơ Tây Tiến
- Nêu cảm nhận của anh (chị) khi đọc đoạn thơ: Không ai chôn cất tiếng đàn...
- Phân tích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường