Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Vai trò của cây xanh
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 17: Vai trò của cây xanh - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 6, tập 1,trang 101". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Hãy quan sát hình 17.1 và 17.2, giải thích vì sao khi trời nắng nóng ngồi dưới bóng cây xanh ta cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn ngồi dưới mái hiên bằng tôn. Ghi lại câu trả lời vào vở.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu vai trò của cây xanh với khí hậu và môi trường
Hãy quan sát và dựa vào hình sau để nêu vai trò của cây xanh đối với khí hậu và môi trường vào vở.
Hãy thảo luận để giải thích các vấn để sau:
- Nhờ đâu hàm lượng khí cacbonic và oxi không khí được ổn định?
- Khí hậu và độ ẩm ở nơi đất trống và rừng cây có khác nhau không? vì sao?
- Vì sao trồng nhiều cây xanh có thể giảm bớt tác hại của các cột khói?
- Điều gì xảy ra với đất đồi trọc khi có mưa lớn? Tại sao?
- Cây xanh có vai trò gì đối với nguồn nước?
- Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt và hạn hán như thế nào?
2. Vai trò của cây xanh đối với con người và động vật
Vai trò cây xanh đối với động vật:
Hãy cùng nhau quan sát hình 17.8 và 17.9 kết hợp thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi gợi ý sau và từ đó nêu lên vai trò của cây xanh đối với động vật.
- Lượng oxi mà thực vật nhả ra có ý nghĩa gì đối với các sinh vật khác?
- Các chất hữu cơ do thực vật chế tạo ra có ý nghĩa gì trong tự nhiên?
- Lập bảng thể hiện thực vật là thức ăn của động vật.
- Vai trò của cây xanh đối với động vật là gì?
- Nêu một số cây xanh có hại đối với động vật.
- Vai trò cây xanh đối với con người:
+ Thảo luận những gì cây xanh có thể cung cấp cho chúng ta trong đời sống hằng ngày?
+ Lập bảng để phân biệt các nhóm cây theo công dụng.
- Hãy nêu một số cây có hại cho con người.
3. Tìm hiểu các biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh
Sau đây là một số hình ảnh các bạn học sinh đã làm để bảo vệ cây xanh.
hãy thảo luận và nêu một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
C. Hoạt động luyện tập
- Hãy sưu tầm các bức tranh hoặc vẽ hình thể hiện vai trò của thực vật với môi trường, với động vật và con người.
- kể tên một số thực vật “lấy cây làm nhà” mà em biết.
- Hãy giải thích tại sao người ta nói nêu không có cây xanh thì không có loài người.
- Tại sao nói “rừng cây như một lá phổi xanh" của con người?
D. Hoạt động vận dụng
Hãy kể tên một số cây xanh có giá trị ở địa phương em.
STT | Tên cây xanh | Giá trị của cây |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 | ||
5 |
Hãy cùng gia đình tìm hiểu về công tác trồng mới và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm: Tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở ngoài đê?
- Tìm hiểu thêm về các động vật ăn thực vật.
- Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
- Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Thế nào là thực vật quý hiếm?
- Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
Xem thêm bài viết khác
- Đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi sau: a, Gas đun nấu trong gia đình là đơn chất hay hỗn hợp?....
- Đọc thông tin và thảo luận về 7 dấu hiện đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể
- Hãy giải thích tác hại của việc suy giảm số lượng mèo nuôi và rắn trong tự nhiên
- Ngưới ta quan sát thấy những con chim đứng ở vòng ngoài cùng sau một thời gian chịu rét đã chui vào giữa và cứ thế chúng có thể duy trì được nhiệt độ thích hợp. Hãy giải thích vì sao?
- Quan sát hình nahr về khủng long, voi ma mút, hổ, gấu trúc, hải cẩu, tê giác, rùa, ngựa vằn và thực hiện các hoạt động...
- Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động? Làm thế nào để so sánh sự nhanh chậm của các chuyển động?
- Mặt phẳng nghiêng được sử dụng nhằm mục đích gì?
- Quan sát các đồ vật trong nhà, trả lời cá câu hỏi sau
- 2. Điền vào chỗ chấm
- Một vật chuyển động từ A tới B rồi tới C. Tốc độ và thời gian chuyển động trên các đoạn đường AB = s1 và BC = s2 lần lượt là v1, v2 và t1, t2. Tốc độ trung bình trên đoạn đường AC là:
- Kể tên các loài động vật tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Khoa học tự nhiên 6 Bài 8: Các loại tế bào