Khoa học tự nhiên 6 bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ
Soạn bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ - sách VNEN khoa học tự nhiên 6 trang 35. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Bé có bị sốt không?
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là bao nhiêu? Từ bao nhiêu độ bắt đầu coi là đang bị sốt?
Tại sao Nam và bố Nam không nhất trí với nhau về chuyện Khôi có bị sốt hay không?
Để biết chính xác Khôi có bị sốt không, bạn Nam nền làm như thế nào? Nên dùng dụng cụ gì?
- Có thể dựa vào cảm giác nóng lạnh khi sờ, chạm vào các vật để đánh giá chính xác nhiệt độ của vật không?
- Nên dùng dụng cụ gì để đo chính xác nhiệt độ của nước trong cốc b? Dụng cụ đó có những loại nào? Cấu tạo và cách sử dụng chúng như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng
- Hãy quan sát kĩ các nhiệt kế dùng chất lỏng (nhiệt kế dầu, nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân), chỉ ra các bộ phận chính và mô tả cấu tạo của chúng bằng hình vẽ.
Vì sao mực chất lỏng trong ống thay đổi khi nhiệt độ thay đổi? Mô tả vắn tắt hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng. Vì sao ống nhiệt kế rất mảnh?
3. Cách chia độ nhiệt kế dùng chất lỏng. Thang nhiệt độ
a) Đọc thông tin và nêu cách chia độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.
Thang chia độ của một nhiệt kế dầu trong phòng thí nghiệm bị mờ. Có thể đánh dấu mức 100°C bằng thí nghiệm a hay thí nghiệm b? (hình 24.3) Hãy mô tả cách đánh dấu vạch 50°C.
Bạn An đang tự làm một nhiệt kế đơn giản với chất lỏng là nước. Bạn định tạo ra một thang chia độ từ -50°C đến 120°C cho nhiệt kế này. Em có đồng ý với bạn không, vì sao?
4. Điền từ vào chỗ trống
Hoàn thành đoạn kết luận sau bằng cách điền vào chỗ trống với các từ hay cụm từ thích hợp được chọn trong số các từ sau: khác nhau, nhiệt kế, sự dãn nở vì nhiệt, thang nhiệt độ Xen-xi-út
Để đo ...(1)..., người ta dùng ...(2)... Ở Việt Nam và ở nhiều nước khác, thang nhiệt độ được sử dụng chính thức là ...(3)...
Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế dùng chất lỏng, nhiệt kế điện tử,...
Nhiệt kế dùng chất lỏng hoạt động dự trên ...(4)... của chất lỏng.
Các nhiệt kế dùng chất lỏng khác nhau có giới hạn đo ...(5)...
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc các thông số của nhiệt kế và điền vào chỗ trống
- Quan sát hình 24.4 và điền vào chỗ trống:
Giới hạn đo của nhiệt kế từ ...(1)... đến ...(2)...
Độ chia nhỏ nhất: ...(3)...
- Có thể dùng nhiệt kế này để đo nhiệt độ của nước sắp sôi không?
2. Dùng nhiệt kế dầu hoặc nhiệt kế rượu đo nhiệt độ cốc nước
a) Nhúng nhanh nhiệt kế vào cốc nước nóng, rút ngay ra và đọc số chỉ.
b) Để nhiệt kế trong cốc nước khoảng 2 phút rồi đọc số chỉ. Kết quả có giống câu a không? Vì sao?
c) Theo em vì sao khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước, cần phải nhúng bầu của nhiệt kế trong nước và đợi một thời gian cho đến khi số chỉ của nhiệt kế ổn định mới đọc kết quả?
3. Thực hành theo quy trình: dùng nhiệt kế y tế (thủy ngân)
Có nên luộc nhiệt kế y tế (thủy ngân) trong nước sôi để sát trùng?
D. Hoạt động vận dụng
1. Đọc bản tin dự báo thời tiết
Trong khoảng thời gian từ ngày 03/02/2016 đến ngày 11/02/2016, ngày nào độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày là lớn nhất? Hãy vẽ đồ thị biểu thị sự biến thiên nhiệt độ cao nhất và thấp nhất và mô tả diễn biến thay đổi nhiệt độ trong giai đoạn này.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu cơ thể động vật và thực vật xung quanh
- Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật
- Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp hai, gấp ba thì độ lớn của lực đàn hồi thay đổi thế nào?
- Trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác?
- Quan sát chim bồ câu trong hình 20.5 và ghi chú thích (cánh, đuôi, đầu, chân, ngón chân, mỏ, cổ mắt)...
- Khoa học tự nhiên 6 bài 23: Sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Quan sát hình 22.1, hãy chỉ ra nơi sống của động vật và thực vật trong hình.
- Quan sát hình 19.2 và gọi tên các đại diện Ruột khoang (san hô, sứa, thủy tức)...
- Hãy cho biết dơi có vai trò như thế nào trong tự nhiên.
- Hãy cho biết vật thể có ở đâu? Chất có ở đâu?
- Đọc thông tin sau rồi ghi lại các khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan vào vở
- Quan sát hình ảnh và bổ sung ứng dụng của các chất cho trong bảng 6.6