Khoa học tự nhiên 6 Bài 7: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống
Soạn bài 7: Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 6, tập 1,trang 41. Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Chơi xếp hình
Học sinh chơi xếp hình, ghép một ngôi nhà thoe ý tưởng của mình.
Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Để tạo được ngôi nhà đó, em đã dùng đến bao nhiêu viên gạch?
- Mỗi mảnh ghép đó có vai trò như thế nào để tạo nên ngôi nhà?
- Liệu các sinh vật sống có được "xây" nên theo nguyên tắc tương tự như vậy? Làm thế nào để chứng minh được điều đó?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Quan sát biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi (hoặc quan sát hình vẽ biểu bì vảy hành)
a, Quan sát biểu bì vảy hành và vẽ vào vở thực hành hình quan sát thấy.
Mỗi mô nhỏ trong tiêu bản quan sát được chính là một tế bào biểu bì vảy hành.
b, Liên hệ vai trò của tế bào vảy hành đối với cây hành và vai trò của viên gach đối với ngôi nhà.
2. Đọc thông tin và ghi tóm tắt vào vở
3. Quan sát và đọc thông tin trong hình 7.2 và 7.3
a, Từ 2 hình trên, kể tên các thành phần có cả ở tế bào động vật và tế bào thực vật.
b, Vẽ hình tế bào thực vật, tế bào động vật và chú thích vào vở thực hành.
4. Đọc thông tin dưới đây (sgk)
5. Làm tiêu bản và quan sát tế bào thực vật cùng với thầy cô/ anh chị trong phòng thí nghiệm
(1) Lấy một vảy lá của một củ hành, kích thước 1cm x 1cm.
(2) Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính.
(3) Dùng một kim mũi mác hay dao mỏng tước lớp biểu bì từ bề mặt trong của vảy lá củ hành.
(4) Cắt lấy một mẩu nhỏ biểu bì hành. Để nó lên lam kính vào chỗ giọt nước cất.
(5) Thêm một giọt nước cất và đậy lamen (lá kính mỏng) lên. Cố gắng không để có quá nhiều bọt khí dưới lamen.
(6) Đặt tiêu bản lên bàn kính và quan sát.
(7) Vẽ và chú thích hình em quan sát được.
C. Hoạt động luyện tập
1. Làm bài tập: Một học sinh vẽ sơ đồ tế bào và điền một số chú thích như sau:
Bạn học sinh này đã chú thích hình chính xác chưa? Nếu chưa thì hãy chỉnh lại cho đúng.
2. Điền vào bảng chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các ô tương ứng
Đúng | Sai | |
Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào. | ||
Tế bào chỉ được phát hiện thấy ở thân cây, còn ở lá cây không có tế bào. | ||
Phần lớn các tế bào có thể được quan sát thấy bằng mắt thường. |
D. Hoạt động vận dụng
Cùng bố mẹ/ Người thân tìm hiểu
- Trong môn Khoa học lớp 5 có phần nào đã có hình ảnh về tế bào? Đó là các loại tế bào nào? Các tế bào này tham gia vào quá trình sinh học nào?
- Tại sao nói " Gia đình là tế bào của xã hội"?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu thông tin về tế bào trong thư viện
Hãy tìm hiểu trong thư viện (thư viện lớp học hoặc thư viện nhà trường) về các nội dung sau:
a, Những sinh vật được cấu tạo nên chỉ từ một tế bào.
b, Tế bào lớn nhất trong cơ thể người.
c, Tế bào lớn nhất mà em biết.
Em có thể ghi tên, chụp hình các tế bào đặc biệt đó để làm thành bộ sưu tập.
Xem thêm bài viết khác
- 4. Điền từ vào chỗ chấm
- Khoa học tự nhiên 6 bài 27: Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động
- Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất (những chữ in nghiêng) trong các câu sau
- 2. Quan sát hình 15.10 và hoàn thành bảng
- Kể tên các loài sinh vật có ở địa phương vào bảng 22.2. Chỉ ra những loài đang bị suy giảm...
- 3. Tìm hiểu các biện pháp trồng và bảo vệ cây xanh
- Quan sát hình 19.3 và gọi tên các loại giun (giun đốt, sán, giun đũa, giun kim)...
- So sánh sự co dãn vì nhiệt của chất khí với chất lỏng, chất rắn.
- So sánh một số đặc điểm của mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy và ròng rọc bằng cách điền vào bảng 32.6
- 2. Trò chơi
- Phân tử là gì? Lập bảng so sánh nguyên tử, phân tử, lấy ví dụ minh họa
- Hãy liệt kê các dụng cụ có ở trong phòng thí nghiệm mà em biết. Có thể phân loại và sắp xếp những dụng cụ này thành những nhóm như thế nào?