Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào?
b) Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi tả cảnh mùa xuân.
Bài làm:
Khung cảnh mùa xuân tươi sáng, diễm lệ được miêu tả qua những chi tiết đặc trưng:
- Đường nét: từng đàn chim én bay thành hình thoi trên bầu trời “Con én thoi đưa”
- Hình ảnh : cánh chim én chao liệng, cỏ non xanh mơn mởn, hoa lê trắng tinh khôi
- Màu xanh: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê
Những đặc sắc trong tả cảnh của Nguyễn Du:
- Cách dùng từ tinh tế: chữ “non” trong “cỏ non” gợi lên sức sống tươi mới của mùa xuân. Chữ “tận” mở ra một không gian bát ngát, thảm cỏ non xanh trải dài mênh mông đến tận chân trời.
- Bút pháp nghệ thuật chấm phá điểm xuyết: hai chữ “trắng điểm” đã làm cho bức tranh xuân trở nên sinh động và bừng sáng. Sắc “trắng” được tác giả điểm xuyết vào nền cỏ xanh tạo nên một bức tranh thật hài hòa về màu sắc.
- Nghệ thuật nhân hóa qua từ “điểm” giúp cho hình ảnh cành lê hiện lên rất có hồn. Cụm từ “trắng điểm” mang tính tạo hình cao gợi lên hình ảnh những bông hoa lên đang từ từ chuyển động. Bức tranh ở trạng thái tĩnh nhưng dường như cũng có sự vận động hết sức tinh tế.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm những từ ngữ được tạo ra từ mô hình dưới đây
- Soạn văn 9 VNEN bài 13: Làng
- Nhận xét về những phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện ở từng phần của câu chuyện
- Kim Lân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện như thế nào? Việc tạo tình huống truyện nhằm mục đích gì?
- So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu.
- Từ bi kịch của Vũ Nương, hãy nêu lên những cảm nhận của em về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới:
- Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau :
- Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
- Những chứng cứ nào cho thấy chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”?
- Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo ( trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn thơ đặc sắc trong các bài đã học.
- Theo em có thể lược bỏ bốn câu cuối bài bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt được không ? Vì sao ?