Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua "góc học tập của lớp".
2. Làm một bảng nội quy phòng thí nghiệm, chia sẻ với các bạn thông qua "góc học tập của lớp".
Bài làm:
Điều 1: Dụng cụ, máy móc, hóa chất, mô hình, tranh ảnh, hóa chất phải được sắp xếp theo từng môn, từng loại theo nguyên tắc khoa học dễ lấy, dễ thấy.
Điều 2: Hóa chất phải để trong phòng riêng hoặc tủ riêng tuyệt đối không được xếp chung với dụng cụ máy móc khác, chai lọ hóa chất nhất thiết phải có nhãn. Những hóa chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, đắt tiền phải có tủ khóa riêng, máy móc dụng cụ kỹ thuật cần có lí lịch hoặc thuyết minh kèm theo.
Điều 3: Phòng thí nghiệm và nhà kho chứa phải có đủ phương tiện phòng và chữa cháy
Điều 4: Phòng thí nghiệm và kho chứa phải có các sổ sách, hồ sơ sau: sổ theo dõi thiết bị dạy học về mặt số lượng, sổ danh mục thiết bị dạy học tự làm. Sổ theo dõi việc sử dụng thiết bị dạy học, sổ nhật ký của phòng (phòng lab, phòng tin học, phòng ngoại ngữ), hồ sơ lưu trữ, biên bản kiểm kê và các loại giấy tờ khác.
Điều 5: Khi mang dụng cụ máy móc ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc kho chứa (trong phạm vi nhà trường) phải được phép của người phụ trách. Nếu đưa ra ngoài nhà trường phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
Điều 6: Dụng cụ máy móc, dùng xong phải lau rửa sạch sẽ trả lại đầy đủ và sắp xếp theo đúng trật tự ban đầu.
Điều 7: Học sinh thực hành trong phòng thí nghiệm phải có chỗ ngồi quy định. Không được tùy tiện di chuyển, đồ đạc, dụng cụ, máy móc trong phòng. Trước khi làm thí nghiệm nắm vững mục đích, yêu cầu, nguyên tắc cấu tạo và cách sử dụng từng dụng cụ máy móc. Thực hiện nguyên tắc: chưa nắm vũng lí thuyết, chưa thực hành. Triệt để tiết kiệm vật tư, hóa chất.
Điều 8: Học sinh chỉ làm những bài thực hành do giáo viên quy định. Những thí nghiệm độc hại, nguy hiểm phải có Giáo viên hoặc cán bộ thí nghiệm hướng dẫn.
Xem thêm bài viết khác
- Quang sát 2 cây trong hình 13.4. Thảo luận
- Quan sát các hình 31.5 a, b, c, d, gọi tên loại lực ma sát, chỉ rõ ma sát có lợi hay có hại.
- Giá trị của Động vật không xương sống đối với môi trường
- c, Chức năng của thân
- 2. Trò chơi
- 5. Quan sát hình vẽ thí nghiệm, tìm hiểu chất khí được giải phóng ra từ quang hợp
- 7. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi vào vở
- - Chú thích các bộ phận của cây vào hình 15.1.
- Tìm hiểu chiếc xe đạp hoặc xe máy ở nhà em: Bộ phận giúp người lái xe điểu khiển chuyển động của xe theo quỹ đạo mong muốn; bộ phận giúp bánh xe quay được; bộ phẩn giúp làm giảm tốc độ chuyển động của xe khi nó đang chuyển động?
- Trong chơi bi-a, người chơi muốn làm quả A (màu trắng) đập vào quả B (màu đỏ) (hình 28.11). Lực do vật nào tác động đã làm cho quả A chuyển động? Lực do vật nào tác động làm cho quả B chuyển động? Khi đập vào quả B, chuyển động của quả A có thay đổi gì?
- Khoa học tự nhiên 6 bài 24: Nhiệt độ. Đo nhiệt độ
- Khoa học tự nhiên 6 bài 29: Trọng lực