Lịch sử 7: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 4)
Đề có đáp án. Đề kiểm tra học kì 2 môn Lịch sử 7 (Đề 4). Học sinh luyện đề bằng cách tự giải đề sau đó xem đáp án có sẵn để đối chiếu với bài làm của mình. Chúc các bạn học tốt!
ĐỀ THI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là
A. phép quân điền.
B. phép tịch điền.
C. phép phân điền.
D. phép lộc điền.
Câu 2: Nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phát triển cao là do
A. nó phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
B. nó được nhiều khách nước ngoài ưa thích.
C. nó là công cụ truyền giáo.
D. nó được nhân dân ưa thích.
Câu 3: “... Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện...” là lời dặn các quan của vị vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Hiển Tông.
Câu 4: “Khôn ngoan qua được Thanh Hà
Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”
Hai câu thơ trên cho thấy vai trò gì của Lũy Thầy trong lịch sử nước ta từ thế kỉ XVII - XVIII?
A. Dãy núi cao nhất Thanh Hà.
B. Vùng đất quan trọng của Đàng Trong.
C. Ranh giới chia cắt đất nước.
D. Nguyên nhân gây chia cắt lâu dài đất nước.
Câu 5: Đào Duy Từ bỏ Đàng Ngoài trốn vào Đàng Trong là do
A. có lời dụ dỗ, mời mọc từ chúa Nguyễn.
B. căm ghét chế độ vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
C. có tài nhưng không được trọng dụng.
D. Thanh Hóa quê ông thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.
Câu 6: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung
A. thể hiện tình yêu quê hương.
B. có nội dung yêu nước sâu sắc.
C. đề cao giá trị con người.
D. đề cao tính nhân văn.
Câu 7: Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành bộ luật có tên là
A. Hình thư.
B. Hình luật.
C. Quốc triều hình luật.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 8: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai?
A. Bà Huyện Thanh Quan.
B. Đoàn Thị Điểm.
C. Lê Ngọc Hân.
D. Hồ Xuân Hương.
Câu 9: Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long chọn Phú Xuân làm kinh đô vào năm nào?
A. Năm 1802.
B. Năm 1803.
C. Năm 1804.
D. Năm 1805.
Câu 10: Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước thể hiện điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết dân tộc.
B. Truyền thống yêu nước.
C. Tinh thần nhân đạo của dân tộc.
D. Ý thức tự tôn, tự chủ của dân tộc.
Câu 11: Tôn giáo nào giữ vị trí độc tôn thời Lê sơ?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên chúa giáo.
Câu 12: Đầu thế kỉ XVI mâu thuẫn nào diễn ra gay gắt nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa các phe phái phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam (TK XVI – XVIII). Giải thích Nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển?
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Vai trò của Quang Trung trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là gì?
Câu 3: Tóm tắt các chính sách về chính tri, đối ngoại của nhà Nguyễn. Những chính sách đối ngoại đã tác động đến tình hình đất nước như thế nào?
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Sự hình thành thế lực họ Nguyễn ở Đàng Trong như thế nào?
- Hãy nêu một số dẫn chứng về việc nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ ba?
- Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Văn học, nghệ thuật
- Em hãy vẽ bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương thời Lý?
- Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427)
- Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
- Tình hình thủ công nghiệp thời Trần như thế nào?
- Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
- Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?
- Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII – XVIII phát triển như thế nào ?
- Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo?
- Đáp án đề 2 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 7