Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta Ôn tập Địa 10

60 lượt xem

Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em nắm được vai trò và đặc điểm cây công nghiệp cũng như ý nghĩa kinh tế cây công nghiệp. Dưới đây là nội dung chi tiết về và trò và đặc điểm của cây công nghiệp, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta.

Lời giải:

- Vai trò:

+ Nguyên liệu cho ngành công nghiệp.

+ Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.

+ Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Đặc điểm:

+ Ưa nhiệt, ẩm.

+ Cần đất thích hợp.

+ Cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm.

1. Vai trò và đặc điểm cây công nghiệp

- Vai trò:

Các cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm. Phát triển cây công nghiệp còn khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường. Giá trị sản phẩm của các cây công nghiệp tăng lên nhiều lần sau khi được chê biến. Vì thế, ở các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chê biến sản phẩm cùa các cày này, ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt, các sản phẩm cây còn nghiệp là các mặt hàng xuất khấu quan trọng.

- Đặc điểm:

Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt ưa âm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.

2. Ý nghĩa kinh tế cây công nghiệp

Cây công nghiệp có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp như: đay, bông, gai, tơ tằm cho công nghiệp dệt; mía, lạc, vừng, đậu tương cho công nghiệp chế biến thực phẩm;

Cây thuốc cho công nghiệp dược liệu… nhằm phục vụ tiêu dùng của nhân dân trước hết là đáp ứng nhu cầu về ăn, mặc và mặt khác là đáp ứng yêu cầu to lớn về xuất khẩu để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cho phép sử dụng hợp lí và có hiệu quả tư liệu sản xuất, đất đai, khí hậu, lao động… góp phần tăng thu nhập và cải thiện cho người lao động.

Phát triển sản xuất cây công nghiệp còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lí hơn.

3. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây công nghiệp

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp cần phải chú ý đến những đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của nó, đó là:

- Cây công nghiệp đòi hỏi qui trình kĩ thuật cao từ khâu sản xuất bảo quản và chế biến để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp về mặt chất lượng.

- Cây công nghiệp đòi hỏi về điều kiện tự nhiên khắt khe hơn, vì vậy phải có sự bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên.

- Cây công nghiệp đòi hỏi trình độ thâm canh cao, đầu tư lao động sống và lao động vật hoá hợp lí và có chất lượng.

- Cây công nghiệp nhất là cây công nghiệp dài ngày đòi hỏi nhiều vốn đầu tư trong thời kì xây dựng cơ bản và do vậy cây công nghiệp dài ngày thường có chu kì kinh doanh dài, do đó thời gian thu hồi vốn cũng dài. Cần phải có qui trình kĩ thuật thích hợp cho cả chu kì sản xuất.

4. Sản xuất cây công nghiệp

Cây công nghiệp: chiếm 23,7% giá trị sản xuất ngành trồng trọt (2005) và có xu hướng tăng.

* Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nước và khí hậu

+ Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, nâng cao thu nhập của người dân, nhất là ở trung du-miền núi.

* Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội)

+ Khó khăn (thị trường)

* Nước ta chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng DT gieo trồng năm 2005 khoảng 2,5 triệu ha, trong đó cây lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (65%)

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng

+ Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp

+ Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.

5. Các cây công nghiệp chủ yếu

Các loại cây công nghiệp

Đặc điểm sinh thái

Phân bố

Cây lấy đường

- Mía

- Củ cải đường

- Đòi hỏi nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa

- Thích hợp với đất phù sa mới

- Phù hợp với đất đen, đất phù sa, được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ

- Thường trồng luân canh với lúa mì

- Ở miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở Bra- xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Cu- Ba….

- Ở miền ôn đới và cận nhiệt. Trồng nhiều ở Pháp, CHLB Đức, Hòa Kì, Ba Lan…

Cây lấy sợi

- Cây bông

- Ưa nóng và ánh sáng, khí hậu ổn định.

- Cần đất tốt, nhiều phân bón

- Ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa. Trồng nhiều ở Trung Quốc( chiếm 1/5 sản lượng bông thế giới). Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-kít-xtan

Cây lấy dầu

- Cây đậu tương

- Ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước

- Ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới. Trồng nhiều ở Hoa Kì (gần ½ sản lượng thế giới), Bra-xin, Trung Quốc..

Cây cho chất kích thích

- Chè

- Cà phê

- Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

- Ưa nhiệt ẩm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi.

- Cây trồng cảu miền cận nhiệt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc (mỗi nước chiếm 25% sản lượng của toàn thế giới), Xri Lan-ca, Việt Nam…

- Cây trồng của miền nhiệt đới. Trồng nhiều ở các nước Bra-xin, Việt Nam, Cô-lôm-bi-a…

Cây lấy nhựa

- Cao su

- Ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão.

- Thích hợp nhất với đất badan

- Tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của Vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi

Nêu vai trò và đặc điểm chủ yếu của cây công nghiệp ở nước ta được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm được nội dung của bài, cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại, tài liệu học tập lớp 10

Cập nhật: 13/07/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội