Nội dung chính bài: Câu nghi vấn
3 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Câu nghi vấn". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Có chức năng chính là dùng để hỏi
- Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
- Câu nghi vấn thực chất là một dạng của câu hỏi nhằm giải đáp một điều chưa biết, thường là nêu lên quan điểm của mình về hiện tượng, sự vật nhưng chưa chắc chắn.
- VD: Lan ơi, cậu có cần quyên sách của mình không?
- Hình thức: thường sử dụng các các từ nghi vấn như bao nhiêu, bấy nhiêu, bao lâu, ư, hả, chăng, ai, gì, sao, nào…và thường kết thúc trong bằng dấu chấm hỏi.
- VD: Thật vậy sao? Cậu không lừa mình chứ?
- Chức năng hỏi của câu nghi vấn
- Câu nghi vấn là một dạng nằm trong câu hỏi nên chức năng chính của nó là dùng để hỏi, thể hiện một nghi ngờ không chắc chắn cần xác định lại.
- Ví dụ:
- Bác ăn cơm rồi à?
- Bạn viết bài này chăng?
Xem thêm bài viết khác
- Việc sử dụng các điệp từ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào
- Soạn bài Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)
- Soạn văn 8 bài: Hội thoại ( tiếp theo) trang 102
- Từ bài thơ ông đồ, trình bày những suy nghĩ về việc bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
- Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập một, tr. 28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào
- Nội dung chính bài: Hành động nói (Tiếp theo)
- Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như "Anh ăn cơm chưa?" "Cậu đọc sách đấy à?", "Em đi đâu đấy?" không nhằm để hỏi
- Nội dung chính bài: Văn bản tường trình
- Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải đều là câu cảm thán không? Vì sao
- Đọc câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và câu thứ hai trog phần dịch thơ. Cho nhận xét về kiểu câu và ý nghĩa của hai câu đó
- Nội dung chính bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Soạn văn bài: Quê hương