Bài viết tập làm văn số 7 Ngữ văn lớp 8 trang 128
Soạn văn 8 tập 2, soạn bài viết bài tập làm văn số 7- văn nghị luận (làm tại lớp) sgk ngữ văn 8 tập 2, để học tốt văn 8. Bài soạn cho ta rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài mà em đã học. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.
Bài viết gồm 2 phần:
- Dàn ý chi tiết các đề
- Bài văn mẫu tham khảo
A. Dàn ý chi tiết bài tập làm văn số 7 Ngữ văn lớp 8
Dàn ý đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Mở bài:
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Đó là lời căn dặn thiết tha thuở sinh thời của Bác trong lá thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Lời căn dặn ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Thân bài:
- Tuổi trẻ là thời gian đẹp nhất, nhiệt thành nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Vì sao Bác lại khẳng định vai trò của tuổi trẻ lớn lao như thế
- Tuổi trẻ mang trong mình sức khỏe dồi dào, tinh thần phấn chấn, nhiệt huyết cháy bỏng
- Ý thức được vai trò của mình, tuổi trẻ hôm nay cần làm gì để cống hiến cho tương lai đất nước?
Kết bài:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Tuổi trẻ là động lực to lớn trong công cuộc dựng xây tương lai đất nước. Mỗi bạn trẻ hãy cố gắng rèn luyện, hoàn thiện bản thân để góp sức phát triển đất nước, để xứng đáng với lịch sử hào hùng và những gì Tổ quốc đã trao tặng.
Dàn ý đề 2: Văn học và tình thương
Mở bài: Văn học không chỉ là sản phẩm thi ca mà còn chứa đựng trong đó những nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc. Dân tộc Việt Nam là dân tộc giàu tình yêu thương và lòng nhân ái, tình yêu thương ấy luôn được gửi gắm chân thành, cảm động trong các tác phẩm văn học. Văn học gắn liền với tình thương.
Thân bài:
- Trong suốt hành trình hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, tình yêu thương luôn là tình cảm xuyên suốt
- Nhắc đến văn học Việt Nam, không thể không nhắc văn học dân gian
- Và tình thương bao la, rộng lớn hơn giữa những người không chút máu mủ, ruột thịt nhưng cùng một quốc gia, dân tộc, cùng sống ở trên đời
- Văn học phát triển theo từng quá trình của con người, dễ dàng đi sâu vào phản ánh nội tâm sâu sắc của con người
Kết bài: Trong kho tàng văn học rộng lớn của dân tộc còn biết bao tác phẩm chứa đựng tình thương khác. Tất cả đều nâng niu và trân trọng những số phận kém may mắn, tình cảm đáng quý trong cuộc đời và lên án những trái tim ích kỷ, thờ ơ với nỗi đau, sự bất hạnh của con người. Văn học chính là những tác phẩm về cuộc đời chân thực, cảm động về tình thương, về con người. Hãy trân trọng và tiếp thu nét đẹp đáng quý đó.
Dàn ý đề 3: Nói không với các tệ nạn
Mở bài: Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống con người cũng ngày càng được nâng cao. Song nhiều vấn đề theo đó xuất hiện, đòi hỏi sự giải quyết thấu đáo. Một trong những vấn đề ấy là tệ nạn. Tệ nạn gây nhức nhối hiện nay trong xã hội là tiếp xúc với những văn hóa phầm không lành mạnh.
Thân bài:
- Văn hóa phẩm không lành mạnh là gì?
- Không phải tự nhiên mà văn hóa phẩm không lành mạnh lại có cơ hội xâm nhập vào cuộc sống con người
- Hàng ngày, hàng giờ, con người cứ tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh mà không hề để ý đến hậu quả khôn lường của nó
- Hãy nói không với văn hóa phẩm không lành mạnh bằng các hành động cụ thể.
Kết bài: Cuộc sống là nguồn quý chung của tất cả mọi người mà không phải của riêng ai. Văn hóa phẩm không lành mạnh chỉ là một tệ nạn trong xã hội hiện nay. Hãy cùng nhau nói không với văn hóa phẩm không lành mạnh và các tệ nạn khác để xây dựng cuộc sống tương lai hạnh phúc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý : Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào ?)
Đề 2. Văn học và tình thương. (Gợi ý : Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê bình những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.)
Đề 3. Hãy nói không với các tệ nạn. (Gợi ý : Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tộ nạn xã hội mà chúng ta cần phải cương quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh...)
Xem thêm bài viết khác
- Học thuộc bản dịch thơ và nhận xét về các câu thơ dịch
- Bài tấu có đoạn bàn về "phép học", đó là những "phép học" nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy?
- Nội dung chính bài Đi bộ ngao du (Ru-xô)
- Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ
- Xét các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến
- Hãy phân tích hình ảnh ông đồ ngồi viết chữ nho ngày Tết trong hai khổ thơ đầu và hình ảnh của chính ông đồ ở khổ 3,4. Hãy so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai hình ảnh đó. Sự khác nhau này gợi cho người đọc cảm xúc gì về tình cảnh ông đồ?
- Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Quê hương
- Soạn bài Hịch tướng sĩ Soạn Văn 8
- Viết một đoạn hội thoại ngắn có sử dụng câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ
- Nội dung và nghệ thuật bài Đi bộ ngao du
- Soạn văn bài: Đi đường (Tẩu lộ)