Nội dung chính bài: Dấu ngoặc kép
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu ngoặc kép". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Dấu ngoặc kép dùng để:
- Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Khái niệm:
Dấu ngoặc kép (") còn được gọi là dấu trích dẫn, một loại dấu câu được sử dụng theo cặp gồm hai dấu ngoặc đơn (') đứng liền kề nhau và thường được hiểu chung là một dấu duy nhất (") trong các hệ thống chữ viết khác nhau để đánh dấu bắt đầu và kết thúc của phần trích dẫn lời nói trực tiếp, câu nói được trích dẫn hoặc cụm từ đặc biệt. Cặp dấu này thường bao gồm một dấu ngoặc kép mở và dấu ngoặc kép đóng khi trích dẫn tương ứng bắt đầu và kết thú câu trích dẫn
Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
2. Công dụng:
- Thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- VD: Bác nói : " Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. "
- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
- VD: Minh nghĩ:" Nhất định kì thi này mình sẽ đạt điểmc ao"
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- VD: Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tô)
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Tóm tắt văn bản tự sự
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng
- Nội dung chính bài Hai chữ nước nhà
- Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng
- Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa?
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?
- Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
- Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm. là tình thái từ, từ nào không phải là tình thái từ
- Tim các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau: xe cộ, kim loại, hoa quả, người họ hàng, mang.
- Soạn văn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Soạn văn bài: Hai cây phong