Nội dung chính bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn tự sự. Nhớ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sự truyền cảm hức mạnh mẽ.
- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm, tìm hiểu cuộc sống của con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, sự việc khách quan gieo vào tâm trí của mình.
B. Nội dung chính cụ thể
I- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hay một phương tiện nghệ thuật khác để làm cho người nghe, người đọc, người xem, có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người giống như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống.
- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
=> Muốn miêu tả và biểu cảm thành công người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự vật, xự việc khách quan của cuộc sống xung quanh vận động trong tâm trí của mình.
- Sự khác và giống nhau giữa miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
Giống nhau: Trong cả văn tự sự, văn biểu cảm hay văn miêu tả thì miêu tả và biểu cảm cùng miêu tả hay biểu đạt đều là để thể hiện thái độ của người viết.
Khác nhau:
- Trong văn miêu tả, văn biểu cảm: Biểu cảm và miêu tả đóng vai trò là yếu tố chính để câu chuyện diễn ra một cách hấp dẫn, sinh động, và thể hiện những tình cảm cảm xúc thật sâu sắc.
- Còn trong văn tự sự thì miêu tả và biểu cảm chỉ đóng là yếu tố phụ nhưng là yếu tố không thể thiếu. Khi miêu tả trong văn tự sự thì miêu tả rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn để làm nổi bật diễn biến của một câu chuyện tự sự.
- Căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự là ở chỗ miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho văn bản tự sự mang sức truyền cảm như thế nào.
Ví dụ 1: miêu tả cảnh cơ quạnh và u tịch, Lúc ấy,…khe khẽ, “suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ” …
Ví dụ 2: Biểu cảm: “hẳn bạn thừa biết”, “tưởng đâu…”, “dường như…”, thể hiện rõ được nỗi bang khuâng của chàng trai chăn cừu sao xuyến khi đứng trước một cô tiểu thư xinh đẹp như vậy. (Theo A.Đô-đê, Những vì sao)
II- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
- Liên tưởng là từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
- Quan sát là xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng. Quan sát là khâu ta nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng. Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được những chi tiết quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng.
- Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt.
- Quan sát là khâu ta nhận biết, tiếp nhận đối tượng cần quan sát. Rồi đến khi liên tưởng trong tư duy của ta liên tưởng sự vật, hiện tượng đó với một hình ảnh hay sự việc có tính tương đồng.Khâu tưởng tưởng là khâu quan trọng nhất giúp ta đưa ra được sản phẩm cuối cùng, quyết định chất lượng của hoạt động miêu tả.
Ví dụ 1: Trong đoạn trích “Những vì sao”, để miêu tả được cảnh đêm sao của cô gái với chàng trai thì tác giả cần quan sát bằng mắt, tai, bằng da thịt tận dụng những giác quan để miêu tả: trong đêm, tiếng "suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ.
Ví dụ 2: Hình ảnh "Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao..." cũng là một sản phẩm của trí tưởng tượng.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích nội dung yêu nước trong sáng tác của Nguyễn Trãi qua “Bình Ngô đại cáo” và “Cảnh ngày hè”
- Soạn văn bài: Tấm Cám
- Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần có hai cách đánh giá. Ý kiến của anh/chị như thế nào?
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
- Soạn văn bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân là gì? Âm điệu câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ khác âm điệu những câu thất ngôn như thế nào?
- Nhận xét về tầm nhìn của nhà thơ trong bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Vì sao có sự thay đổi ấy?
- Soạn văn bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy
- Xác định mối quan hệ giữa bốn câu thơ đầu và bốn câu thơ cuối. Mối quan hệ của cả bài thơ với nhan đề “Thu hứng”.
- Soạn văn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
- Các dạng bài văn viết về chủ đề: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy