Nội dung chính bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
2 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
- Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
3. Cách làm dạng bài
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề.
- Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
- Giới hạn phạm vi tư liệu.
Thân bài:
- Giải thích, làm rõ vấn đề:
- Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc.
- Giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
- Bàn bạc, khẳng định vấn đề.
- Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
- Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
- Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
- Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.
Kết bài:
- Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
- Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.
Ví dụ: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân
- Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới.
- Nhận xét về dùng từ nước ngoài trong trường hợp sau. Hãy thay những từ ngữ cho là lạm dụng bằng từ ngữ tiếng việt tương ứng
- Nội dung chính bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
- Đọc văn bản của Gi. Nê-ru và trả lời các yêu cầu
- Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với...
- So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11, tập một) với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất...
- Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất)
- Nội dung chính bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt
- Nội dung chính bài Người lái đò sông Đà
- Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi! (Tố Hữu)