Nội dung chính bài: Trau dồi vốn từ
5 lượt xem
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Trau dồi vốn từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 1.
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Muốn sử dụng tiếng việt, trước hết cần trau dồi vốn từ, rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Rèn luyện để nắm chắc nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với việc trau dồi vốn từ.
- Từ là đơn vị để tạo nên câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm của mình cần phải biết rõ những từ mình dùng và có vốn từ phong phú. Để làm được điều này, chúng ta cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầu đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
- Muốn trau đồi vốn từ cần hiểu nghĩa của từ là rất quan trọng. Nếu không hiểu đúng nghĩa của từ thì sẽ không hiểu, thậm chí hiểu sai hoặc không nắm đúng ý nghĩa nội dung của văn bản.
- Ví dụ: Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
- Dùng sai từ dự đoán. Dự đoán là đoán tình hình, sự kiện ở tương lai. Trong trường hợp này nên dùng đoán, phỏng đoán.
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng
- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. Môt số cách giúp tăng vốn từ như:
- Đọc: là điều tốt nhất bạn có thể làm để gia tăng vốn từ (và tất nhiên nó còn mang đến rất nhiều lợi ích khác nữa). Không nhất thiết phải vì mục đích học từ vựng, bạn có thể bắt gặp vố số từ mới mà bạn có thể nắm bắt ý nghĩa dựa trên ngữ cảnh của từ ấy.
- Bạn cũng có thể học được từ vựng mới từ những người bạn nói chuyện hay lắng nghe, thiệp với những người học vấn cao, xem các bài giảng lý thú.
- Viết lại những từ ngữ bạn đọc được hoặc nghe thấy mà không biết nghĩa.
- Tra cứu từ ngữ ấy trong từ điển và viết lại nghĩa của từ trong sổ từ vựng.
- Sử dụng từ mới vài lần trong cuộc trò chuyện càng sớm càng tốt.
Xem thêm bài viết khác
- Sơ đồ tư duy Lục Vân Tiên gặp nạn
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
- Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này
- Câu thơ nào nói lên quan điểm về người anh hùng của nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga? Em hiểu câu thơ ấy như thế nào?
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Từ chân trong các câu sau là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định: Ở câu nào, từ chân dùng với nghĩa gốc, từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
- Nội dung chính bài: Sự phát triển của từ vựng
- Những lí do nào đã dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải chịu?
- Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện. Trong đoạn văn ấy, tác giả đã sử dụng những biện pháp nào để miêu tả tâm lí nhân vật?
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?
- Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?