Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
3. Tìm hiểu về khởi ngữ
a) Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.
(1) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
(2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
(3) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Bài làm:
Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ:
(1) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
CN: anh (từ anh thứ hai)
(2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
CN: tôi
(3) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]
CN: chúng ta
Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
Quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ.
Xem thêm bài viết khác
- Gia đình em đang cải tạo hệ thống nước để chuyển sang dùng nước sạch sông Đà, em hãy soạn thảo hợp đồng với nhà máy nước giúp bố mẹ.
- Trong các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra ?
- Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
- Phân tích 4 câu thơ đầu trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương
- Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu vào bảng sau
- Hãy ghi lại biên bản về một buổi sinh hoạt chi đoàn của lớp em.
- Soạn văn 9 VNEN bài 19: Tiếng nói của văn nghệ
- Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
- Trong các đoạn trích sau đây, những câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Vì sao nói bài thơ có nhiều nét đồng điệu, gần gũi với dân ca?
- Chỉ ra sự khác nhau trong cách trần thuật , xây dựng nhân vật giữa một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại