Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?
Câu 1: Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?
Bài làm:
Ta có thể phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người như sau:
- Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng không phải là duy nhất. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.
- Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được quy định bằng văn bản của nhà nước, buộc các cá nhân và tổ chức phải tuần theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.
- Tuân theo phong tục tập quán là tuân theo những thói quen, những trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời trong cuộc sống hàng ngày. Có những phong tục tập quán không còn phù hợp, trái với đạo đức, cần phải thay đổi, loại trừ. Có những phong tục trở thành nét đẹp và được coi là những thuần phong mỹ tục, cần duy trì và phát huy.
Xem thêm bài viết khác
- Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
- Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
- Em hãy nêu một vài ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì?
- Thế nào là lòng yêu nước? Em nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
- Em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
- Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?
- Ở các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc kiến thức khoa học cụ thể, ví dụ nào thuộc kiến thức triết học? Vì sao?
- Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
- Tập quán là gì? Điều kiện áp dụng tập quán theo quy định
- Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.