Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Câu 6: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Bài làm:
Ca dao, tục ngữ về tình yêu
Tục ngữ tình yêu
- Không dây mà buộc, không thuốc mà say.
- Gái dậy thì như hoa quỳ mới nở.
- Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
- Gái ngoan trai dỗ lâu ngày cũng xiêu.
- Trai anh hùng, gái thuyền quyên.
- Gái tham tài, trai tham sắc.
Ca dao tình yêu
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Đôi ta như cái đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.
Một chờ, hai đợi, ba trông,
Bốn thương, năm nhớ, bảy tán chín mong, mười tìm.
Nước non một gánh chung tình,
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than !
- Vợ chồng là ruột là rà
- Anh em có cửa có nhà anh em
- Sao cho trong ấm ngoài êm
- Như thuyền có bến như chim có bầy.
- Chị em một ruột cắt ra
- Chị không em có cũng là như không.
- Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.
- Cha mẹ hiền sinh con thảo.
- Nhất mẹ nhì cha, thứ ba bà ngoại.
- Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
- Anh em như thể tay chân.
- Anh em bát máu sẻ đôi.
- Cắt dây bầu dây bí, ai cắt dây chị dây em.
- Em thuận anh hòa là nhà có phúc.
- Anh em nào phải người xa
- Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
- Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên.
- May gặp duyên, chẳng may gặp nợ.
- Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ.
- Gìa kén kẹn hom.
- Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
- Phải duyên thì dính như keo
- Trái duyên chổng chểnh như kèo đục vênh
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao người có tâm trong xã hội lại được đánh giá cao?
- Thế nào là “đấu tranh” giữa các mặt đối lập? Cho ví dụ?
- Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Theo em, hạnh phúc của học sinh trung học là gì?
- Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục , tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người ?
- Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân GDCD lớp 10
- Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, thế nào là vận động?
- Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? Cho ví dụ?
- Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.
- Một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT có được coi là bước phát triển không? Tại sao?
- Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?
- Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?