Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm
31 lượt xem
Câu 2: Trang 18 sgk ngữ văn 8 tập 2
Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm." Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Bài làm:
Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió
- Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
- Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 8 bài: Tổng kết phần văn ( tiếp theo) trang 148 sgk
- Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào
- Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
- Soạn văn 8 bài: Văn bản thông báo trang 140 sgk
- Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trong những vấn đề trên ở quê hương em hoặc nơi em đang sinh sống (thôn, xã, huyện, tỉnh, phường, quận, thị xã, thành phố...)
- Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được đọc
- Soạn văn bài: Câu nghi vấn
- Soạn văn 8 bài: Văn bản tường trình trang 133 sgk
- Từ bài "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
- Nội dung chính bài Ông Guốc Đanh mặc lễ phục
- Soạn Văn Hội thoại trang 92 sgk
- Cảm nhận của em về tội ác của thực dân Pháp qua văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc