Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’
88 lượt xem
Câu 1: (Trang 80 - SGK Ngữ văn 10) Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’.
Bài làm:
- Tình huống tạo sự gay cấn cho cây chuyện là thầy lí đã đồng thời nhận hối lộ từ hai phía. Do đó mà phát sinh mâu thuẫn giữa thầy lí (người nhận hối lộ) và Cải (người đưa hối lộ nhưng bị thầy xử đánh). Khi bị thầy lí xử phạt một chục roi, Cải đã nhắc nhở thầy lí bằng những hành động chứa ấn ý mà chỉ hai người trong cuộc hiểu với nhau. Anh ta “vội xòe năm ngón tay’’ nhắc thầy mình đã lót năm đồng và “ngước mắt lên nhìn thầy’’ chờ đợi. Cải tin chắc rằng minh đã đưa thầy năm đồng thì tất nhiên mình sẽ được kiện. Tuy nhiên không ngờ khi xử kiện, Cải lại bị thầy lí tuyên bố đánh mười roi. Cải từ thế chủ động chuyển hoàn toàn sang bị động và không thể nói tiếp được lời nào.
- Sự độc đáo của câu chuyện chính là sự kết hợp giữa hai thứ "ngôn ngữ". Ngôn ngữ bằng lời nói là ngôn ngữ công khai, nói cho tất cả những người có mặt ở đó nghe. Nhưng thứ "ngôn ngữ" bằng động tác thì chỉ có thầy lí và Cải mới hiểu được:
- Cải là người đi đút lót lên lời nói “mật” không muốn để lộ ra ngoài.
- Lí trưởng: thay mặt cho công lí để xử kiện nên ngôn ngữ của thầy là ngôn ngữ công khai trước bàn dân thiên hạ, không sợ không ngại ai.
- TÍnh hài hước, thú vị được người đọc nhận ra khi tìm thấy sợi dây liên hệ thông suốt giữa: lẽ phải - những ngón tay và những đồng tiền.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn
- Soạn văn bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Cảm xúc mùa thu
- Nội dung chính bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi
- Nội dung chính bài Ra-ma buộc tội
- Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?