Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam
Câu 3 (Trang 13 – SGK) Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam thể hiện đời sống tâm tư, tình cảm, quan niệm về chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Bài làm:
a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên
- Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
- Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
- Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
- Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
- Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.
Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.
b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc
- Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
- Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
- Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
- Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
- Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.
c. Phản ánh mối quan hệ xã hội
- Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.
d. Phản ánh ý thức về bản thân
- Ở phương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Cảm xúc mùa thu
- Nội dung chính bài Nhưng nó phải bằng hai mày
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiến thắng Mtao Mxây
- Nhập vai Uy-lít-xơ, anh (chị) hãy kể lại cảnh nhận mặt ấy.
- Nếu cần thuyết minh bài Tỏ lòng ( Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão anh chị chọn hình thức kết cấu nào
- Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó, máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn gửi gắm điều gì
- Đoạn trích “Uy – lít – xơ trở về” có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi đoạn
- Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao hài hước
- Đọc những câu sau và trả lời câu hỏi về phép hoán dụ
- Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong đoạn trích