Phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt bằng một đoạn văn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng việt bằng một đoạn văn
Bài làm:
Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói tự hào về thứ ngôn ngữ đặc sắc của dân tộc. Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, tiếng hay. Bằng những lập luận chặt chẽ viết theo văn phong khoa học, tác giả đã đưa ra những lí lẽ đầy thuyết phục. Tiếng Việt đẹp bởi giàu chất nhạc. có âm hưởng, thanh điệu vô cùng uyển chuyển và tế nhị. Đó cũng là chất liệu để viết lên bao áng văn chương, bao khúc hát ngọt ngào, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Thứ tiếng ấy còn có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, hệ thống nguyên âm va phụ âm vô cùng phong phú. Từ ngữ qua các thời kì tăng lên ngày một nhiều. Ngữ pháp của tiếng Việt cũng dần trở nên uyển chuyển, chính xác. Điều đó khiến cho tiếng Việt trở nên phong phú, có khả năng biểu đạt đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, kĩ thuật, văn hóa, văn nghệ… Như vậy, tiếng Việt là niềm tự hào, là “quốc ngữ” của người Việt. Để có được điều đó, hơn bốn nghìn năm qua, cả dân tộc ta đã cùng nhau đoàn kết chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại quốc, để giữ trong mình tiếng nói riêng của người Việt. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần gìn giữ và phát huy để tiếng nói ấy ngày càng đẹp và càng hay hơn. Đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào khi chúng ta mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài Cách làm bài văn lập luận giải thích
- Soạn văn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Chứng minh và phân tích giá trị của các đặc điểm sau trong tục ngữ: Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh, diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ, từ và câu có nhiều nghĩa
- Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của chúng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ý nghĩa văn chương
- Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi
- Soạn văn 7 tập 2 bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ca Huế trên sông Hương
- Em hãy giải thích câu tục ngữ sau: Một cây làm chẳng nên non/ Ba câu chụm lại nên hòn núi cao
- Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó
- Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau
- Hãy nêu một tình huống thường gặp trong cuộc sống mà em cho là phải làm văn bản đề nghị và một tình huống