Quan sát hình 11.1 và đọc phần mô tả trong hình, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý
II. Năng lượng và tác dụng
Câu hỏi. Quan sát hình 11.1 và đọc phần mô tả trong hình, rồi thảo luận nhóm để làm sáng tỏ hai ý:
- Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.
- Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài.
Hoạt động: Thổi xe đồ chơi:
a. Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào?
b. Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mỗi quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật
Câu hỏi. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ thích hợp trong khung, được đánh số thứ tự từ (1) đến (7). Ví dụ: (1) - ánh sáng.
a) Năng lượng ____ (1) ____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để ____ (2) ____ và ____ (3) ____.
b) ____ (4) ____ dự trữ trong pin của điện thoại di động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh. ____ (5) ____ lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông khác.
c) Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ, rác thải, ...) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng ____ (6) ____, tạo ra nhiệt và ____ (7) ____ khi bị đốt cháy.
Bài làm:
* Câu hỏi. Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh: ví dụ khi gió nhẹ mang ít năng lượng chỉ làm quay chong chóng, nhưng gió mạng mang năng lượng lớn thì làm quay cánh quạt tua-bin gió, và lốc xoáy phá hủy cả các công trình xây dựng.
Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng của lực có thể càng dài: khi gió càng kéo dài thì chong chóng và tua bin gió càng quay lâu.
* Hoạt động:
1. Muốn cho xe chuyển dộng nhanh và lâu hơn thì cần phải thổi mạnh và dài hơi hơn
2. Từ thí nghiệm rút ra mỗi quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn của lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật là: năng lượng càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh, năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực càng kéo dài
* Câu hỏi:
(1) - ánh sáng
(2) - sống
(3) - phát triển
(4) - năng lượng
(5) - năng lượng
(6) - năng lượng
(7) - ánh sáng
Xem thêm bài viết khác
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 6: Đo khối lượng
- Em có nhận xét gì về Trăng khuyết ở nửa đầu tháng và ở nửa cuối tháng.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
- Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau
- Tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 28: Thực hành làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 11: Oxygen. Không khí
- Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên về mặt phẳng.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 15: Một số lương thực, thực phẩm
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 13: Một số nguyên liệu
- Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào?
- Thí nghiệm chứng tỏ điều gì?