Quan sát hình 13.2 và 13.3, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích
48 lượt xem
3. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
- Quan sát hình 13.2 và 13.3, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích
- Sử dụng nguyên liệu như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?
- Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?
- Em hãy nêu một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững
- Em hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình và cho biết chúng được tạo ra từ nguyên liệu nào
- Em có thể làm được những sản phẩm nào khi sử dụng chất thải làm nguyên liệu?
Bài làm:
- Việc khai thác nguyên liệu tự phát không đảm bảo an toàn. Bởi vì có thể gây mất an toàn lao động khi khai thác ( sụt lún, sập mỏ, sập quặng,...) đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Sử dụng nguyên liệu an toàn hiệu quả: cần phải thu hồi và tái sử dụng các nguồn nguyên liệu; khai thác theo công nghệ hiện đại và quy trình khép kín; không nên khai thác nguyên liệu từ các nguồn bừa bãi
- Bởi vì nguyên liệu là tài sản của quốc gia, của chung loài người. Sử dụng an toàn, hiệu quả sẽ giúp đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường.
- Một số biện pháp sử dụng nguồn nguyên liệu an toàn và hiệu qua và đảm bảo sự phát triển bền vững:
- Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp và dân dụng để làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng thay cho nguyên liệu tự nhiên
- Thu gom và tái chế các nguyên liệu đã qua sử dụng
- Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu khô mà nên đầu tư công nghệ sản xuất những sản phẩm có giá trị
- Quy hoạch khai thác nguyên liệu quặng, đá vôi theo công nghệ hiện đại, quy trình khép kín,... để tăng hiệu suất khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Một số đồ vật trong gia đình: Bàn ghế - Gỗ, Đũa - Tre, Muôi - Nhôm,...
- Một số sản phẩm khi sử dụng chất thải sinh hoạt
- Rác từ thực vật (rau, củ,...): phân bón
- Chai lọ: tái sử dụng làm bình hoa
- Đĩa DVD, CD: làm thành đồ vật trang trí
Xem thêm bài viết khác
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 25: Vi khuẩn
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 40: Lực ma sát
- Nêu hai ví dụ về lực hấp dẫn giữa các vật trong đời sống. Một ô tô có khối lượng là 5 tấn thì trọng lượng của ô tô đó là
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo - Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.
- Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống
- Tìm hiểu về một số nguyên liệu sử sụng trong đời sống và trong công nghiệp, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 13.1
- Quan sát hình 13.2 và 13.3, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích
- Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thưc vật trong tự nhiên
- [Chân trời sáng tạo] Giải khoa học tự nhiên 6 bài 14: Một số lương thực - thực phẩm
- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc? Lấy ví dụ
- Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng? Cơ năng Điện năng Quang năng Hóa năng