Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2

  • 1 Đánh giá

2. Một số tính chất và ứng dụng của vật liệu

  • Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2

  • Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1.

Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao su, mầu đá vôi và mẩu sành. Quan sát hiện tượng xảy ra.

  • Quan sát thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt (cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt).

Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành. Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.

  • Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.

  • Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
  • Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay, em có nhận xét gì?
  • Quan sát hình 11.6,11.7 và các thí nghiệm 3,4, em hãy rút ra tính chất quan trọng của cao su. Kể tên một số ứng dụng của cao su.

Thí nghiệm 3: Cho một đoạn dây cao su vào cốc nước nóng, sau đó lất ra rồi cho vào cốc nước nguội. Quan sát sự thay đổi hình dạng của dây cao su.

Thí nghiệm 4: Cho một viên tẩy nhỏ (cao su) vào cốc xăng. Quan sát hiện tượng xảy ra

  • Tại sao vỏ dây điện thường được làm bằng nhựa hoặc cao su nhưng lõi dây điện làm bằng kim loại?

Bài làm:

  • Hoàn thành bảng

  • Hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1:
    • Đinh sắt, mẩu đá vôi bị tan ra 1 phần, có dấu hiệu bị ăn mòn
    • Miếng kính, miếng nhựa, cao su, mẩu sành không bị tan ra, không có hiện tượng gì
  • Thí nghiệm 2:
    • Vật liệu dễ cháy: mẩu gỗ, miếng nhựa
    • Vật liệu dẫn nhiệt: đinh sắt, dây đồng, mẩu nhôm, mẩu sành
  • Những vật liệu dễ bị ăn mòn, hoen gỉ: vật liệu kim loại như sắt, kẽm,thép,...

Nguyên nhân: do kim loại là vật liệu dễ bị ăn mòn( tức bị oxy hóa trong môi trường không khí nếu kim loại kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm)

  • Sẽ xảy ra hiện tượng quả bóng bị biến dạng
  • Sợi dây cao su lại trở về hình dạng ban đầu của nó
  • Tính chất quan trọng của cao su: Hình 11.6, 11.7 - tính đàn hồi; thí nghiệm 3 - ít biển đổi khi gặp nóng lạnh, không tan trong nước, không dẫn nhiệt; thí nghiệm 4 - tan được trong xăng.

Một số ứng dụng của cao su: làm dây tập, làm các loại bóng thể thao, làm lốp xe, làm vỏ dây điện...

  • Vỏ làm bằng cao su hoặc nhựa vì nó là vật liệu cách điện, an toàn khi sử dụng. Còn lõi dây điện làm bằng kim loại vì kim loại dẫn điện tốt, giúp dẫn nguồn điện để sử dụng.
  • 365 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Giải KHTN 6 chân trời sáng tạo