So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau

22 lượt xem

b) So sánh cách thức biểu cảm của bài ca dao trên với cách biểu cảm trong những đoạn văn sau. Sau đó, em hãy sắp xếp cách biểu cảm của bài ca dao và hai đoạn văn vào bảng bên dưới cho phù hợp.

(1) Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô.

(2) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa đều cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải dương bằng hình ảnh cảu những người đẹp vương giả. Sự thực nước ta hải đường đâu chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu ra rắn màu gỉ hồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải dường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.

Bài làm:

So sánh cách biểu cảm:

  • Bài ca dao bày tỏ tình cảm với cô gái thông qua từ ngữ
  • Đoạn văn thứ (2): tác giả bày tỏ tình cảm, sự yêu mến với loài hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự.
  • Đoạn văn thứ (1): bày tỏ tình cảm yêu quý cô giáo của mình thông qua các từ ngữ miêu tả trực tiếp (cô giáo rất tốt của em, sẽ nhớ đến cô, tìm gặp cô…)

Biểu cảm trực tiếp: đoạn (1)

Biểu cảm gián tiếp: bài ca dao, đoạn (2)

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội