Soạn bài: Con Rồng cháu Tiên (Trang 5 8 SGK)
Soạn văn 6 tập 1, soạn bài Con Rồng cháu Tiên trang 5 sgk ngữ văn 6 tập 1 , để học tốt văn 6. Bài soạn này sẽ giúp các em nắm được tổng quan tác phẩmCon Rồng cháu Tiên. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Thể loại
- Truyền thuyết là những một thể loại của văn học dân gian, kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân
- Biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
- Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
2. Tóm tắt tác phẩm
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên kể về miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con.
Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 8 SGK) Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 2 (Trang 8 - SGK) Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Câu 3 (Trang 8 – SGK) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.
Câu 4 (Trang 8 – SGK) Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.
Câu 1 (Phần Luyện tập – Trang 8) Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
Câu 2 (Phần Luyện tập – Trang 8) Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về truyện Con Rồng cháu Tiên
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Con rồng cháu tiên
Xem thêm bài viết khác
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ếch ngồi đáy giếng
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Em bé thông minh
- Em hình dung bà mẹ Mạnh Tử là người như thế nào?
- Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
- Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này?
- Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn
- Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc, nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng
- Đề 2 bài tập làm văn số 6 lớp 6 trang 94 sgk: em ốm
- Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm, hãy cho biết các kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?
- Hãy tả lại hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp tết đến, xuân về
- Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
- Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?