Soạn bài đoàn thuyền đánh cá: Mục D hoạt động vận dụng

2 lượt xem

D. Hoạt động vận dụng

1. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và Bếp lửa của Bằng Việt đều có những yếu tố tự sự. Hãy cho biết các yếu tố tự sự trong các bài thơ ấy có vai trò gì ?

............................................................................................................

Bài làm:

1. Vai trò: thay lời nhà thơ kể lại câu chuyện/ hành trình của nhân vật, giữa một lời kể lại của những người dân chài, và cũng là người cháu trong câu chuyện từ đó làm nên sự mộc mạc, giản dị và chân thật trong từng lời thơ, càng khắc sâu thêm vào lòng độc giả những cảm xúc khó quên

2. Không thể bỏ bốn câu thơ cuối bởi đó là những câu thơ chứa đựng tình cảm mà người cháu dành cho bà, là những lời thầm giấu trong lòng cháu

3. Điền lần lượt vào 2 chỗ trống như sau: vườn- qua

4. Tham khảo:

Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
“Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…”
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.

5.

  • (1) Phép ẩn dụ: Hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều. Lá, cây: dùng để chỉ gia đình Kiều.=>Tác dụng: thể hiện sự hi sinh vì gia đình của Kiều một cách cảm động sâu sắc.
  • (2) Phép so sánh: người con gái được so sánh với tấm lụa đào bán ngoài chợ. =>Tác dụng: Thể hiện sự bơ vơ, vô định của người con gái thời phong kiến, họ bị coi như đồ vật đem buôn bán.
  • (3) Biện pháp ẩn dụ, liên tưởng:" súng bên súng"; "đầu sát bên đầu"=>Tác dụng: gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích
  • (4) Phép nhân hóa: vầng trăng cũng có tình cảm, hành động như con người, nhòm vào khe cửa để ngắm nhìn con người.=>Tác dụng: làm tăng sự sinh động của hình ảnh, nói lên sự gắn bó tri âm tri kỉ giữa trăng và người.
  • (5) Phép ẩn dụ, liên tưởng: mặt trời như hòn lửa, sáng là chiếc then cửa, màn đêm là cánh cửa khổng lồ.=>Tác dụng: Vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn.
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội