Soạn bài chiếc lược ngà: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
..................................................................................................
Bài làm:
a. Tóm tắt truyện:
Ông Sáu xa nhà tham gia kháng chiến suốt tám năm trời, khao khát mong mỏi đến ngày được trở về gia đình gặp mặt con gái. Nhưng bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm cho em không giống với cha trong bức ảnh chụp chung với má. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, lúc tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi trở lại nơi chiến đấu. Tại khi căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng món quà chưa kịp trao cho con thì trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn để gửi cho con gái.
Tình huống bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con:
- Tình huống thứ nhất là khi bé Thu không nhận cha
- Tình huống thứ hai là khi anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Để rồi chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh trong chiến trường.
b. Diễn biến: Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng=> sợ hãi vì người đàn ông lạ => cự tuyệt mọi sự quan tâm của ông Sáu dành cho mình, ăn nói cộc lốc, trống không với ba.=> ngang bướng, kiên quyết không chịu nhận ba của bé Thu là trong bữa ăn gia đình, bé Thu đã hất cái trứng mà ông Sáu gắp vào bát mình.=> Sau khi biết mọi chuyện, bé chạy lại nhận ba vào giây phút ông Sáu lên đường là chi tiết cảm động nhất của truyện ngắn này.
=> Qua những hành động, suy nghĩ của bé Thu, ta nhận thấy sở dĩ không chịu nhận ba bởi vì rất yêu ba, người ba trong tiềm thức, suy nghĩ của bé Thu không hề giống với người ba thực tại. Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, em đã bật khóc nghẹn ngào, hôn ba nó cùng khắp, cổ, vai và kể cả vết thẹo dài trên má.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật: Sâu sắc, tinh tế và phù hợp với logic của câu chuyện
c. Các chi tiết:
- Mong ngóng vì biết sắp được gặp con
- Dù bé Thu không chịu nhận mình nhưng ông Sáu vẫn luôn quan tâm, tìm cách để được gần gũi với con.
- Ông Sáu đã vô cùng hối hận khi đánh con
- Khi vào chiến trường, ông vẫn giữ lời hứa tặng con chiếc lược. Ông làm tỉ mỉ cẩn thận, ngày ngày ông ngắm chiếc lược và gửi gắm trong đó biết bao nhớ thương về người con gái bé nhỏ.
- Trước khi hi sinh, lời trăn trối cuối cùng là nhờ ông Ba mang cây lược về cho bé Thu
Qua những chi tiết trong truyện, có thể thấy ông Sáu là một chiến sĩ cách mạng tha thiết tình yêu quê hương đất nước, dù nhiệm vụ chiến đấu gian nan nhưng trong lòng luôn nghĩ về gia đình, thương yêu con cái hết mực.
d. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất tác dụng tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài cố hương: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục D hoạt động vận dụng
- Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn VNEN văn 9 bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất
- Soạn văn 9 VNEN bài 12: Ánh trăng ngắn nhất
- Soạn văn 9 VNEN bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất
- Soạn bài cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích : Mục B hình thành kiến thức