Soạn bài cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích : Mục B hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được kết cấu và nội dung chính của đoạn thơ
Cảnh ngày xuân | 4 câu thơ đầu |
8 câu thơ tiếp | |
6 câu thơ cuối |
..................................................................
3. Trau dồi vốn từ
a) Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích sau là gì?
Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ..............................................................
............................................................................
Bài làm:
2. Tìm hiểu văn bản.
a.
Cảnh ngày xuân | 4 câu thơ đầu:Khung cảnh mùa xuân |
8 câu thơ tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh | |
6 câu thơ cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về |
b. Những chi tiết đặc trưng:
- Đường nét: từng đàn chim én bay thành hình thoi trên bầu trời “Con én thoi đưa”
- Hình ảnh : cánh chim én chao liệng, cỏ non xanh mơn mởn, hoa lê trắng tinh khôi
- Màu xanh: màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê
=> Nhận xét: Cách dùng từ tinh tế, bút pháp nghệ thuật chấm phá điểm xuyết: hai chữ “trắng điểm” đã làm cho bức tranh xuân trở nên sinh động và bừng sáng.
c. Không khí hể hiện qua những từ ngữ:
- Tính từ: gần xa, nô nức
- Danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân
- Động từ: sắm sửa, dập dìu
=> Đặc sắc ở cách dùng từ ghép được chọn lọc tinh tế, làm sống lại cái không khí đông vui, rộn ràng của mùa xuân, một nét đẹp trong nền văn hoá cổ truyền (lễ hội) của dân tộc ta.
d. Cảnh vật và không khí của mùa xuân trong 6 câu thơ cuối yên tĩnh, êm ả, dường như lắng lại, đối lập với cảnh lễ hội náo nhiệt so với 4 câu thơ đầu
Cách dùng từ của tác giả trong đoạn thơ rất đặc sắc và giàu sức gợi khiến cảnh vật nhuốm màu tâm trạng
e. Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân được miêu tả theo trình tự không gian và thời gian, từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà, từ khi lễ hội bắt đầu cho đến lúc hội tàn. Bức trang xuân đầu tiên trong sáng, tươi đẹp và khoáng đạt. Bức tranh lễ hội nhộn nhịp, đông vui. Bức tranh cảnh hội tàn êm đềm, lắng đọng. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc và việc sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, giàu chất tạo hình đã vẽ nên những bức tranh xuân ấn tượng ấy.
3. Trau dồi vốn từ
a. Tiếng Việt có khả năng diễn tả phong phú, vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng và phát triển nó bằng cách trau dồi học hỏi
b. Các lỗi là:
(1) Thừa từ “đẹp”
(2) Dùng từ “dự đoán” sai, không hợp lí
(3) Dùng từ“đẩy mạnh” sai, không hợp lí mà cần thay thành “mở rộng”.
c. Nguyên nhân: là do người viết/ nói chưa hiểu rõ, cặn kẽ nghĩa và cách dùng từ, tức là “không biết dùng tiếng ta”.
Như vậy, để tránh thì chúng ta trước hết cần phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ.
d. Bài học:
- Một trong những phương pháp trau dồi vốn từ hiệu quả là học hỏi từ lời ăn tiếng nói của người dân.
- Trau dồi vốn từ là một việc phải làm thường xuyên, mài dũa đêm ngày.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài cố hương: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài phong cách Hồ Chí Minh : Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài cố hương: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài thơ về tiểu đội xe không kính: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài làng: Mục E hoạt động tìm tòi mở rộng
- Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài ánh trăng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn văn 9 VNEN bài 8: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn nhất
- Soạn bài đồng chí: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình : Mục B hoạt động hình thành kiến thức