Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục B hoạt động hình thành kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản
a) Tìm bố cục của truyện bằng cách hoàn thành sơ đồ sau (ghi vào vở)
.............................................
3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng
Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi.
....................................................
4. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao viết Lão Hạc.........................
Bài làm:
2. a
Nghĩa tình son sắt của Vũ Nương dành cho gia đình nhà chồng | Phần 1 (từ đầu đến “lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”) |
Nỗi oan khuất và cái chết của Vũ Nương | Phần 2 (từ “Qua năm sau, giặc ngoan cố” đến “nhưng việc trót đã qua rồi!”) |
Vũ Nương được giải oan | Phần 3 (từ “Cùng làng với nàng” đến hết) |
b. Phần 1: Nghĩa tình son sắt của Vũ Nương dành cho gia đình nhà chồng=> Nhận xét: Vũ Nương là người phụ nữ thùy mị nết na, luôn giữ tròn bộn phận của một người vợ, người mẹ chu đáo, người con hiếu thảo chăm sóc mẹ già ngay cả khi chồng đi lính xa
Phần 2: Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương.=> Nhận xét: Hành động nhảy sông tự vẫn của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh tự cho bản thân. Việc tìm đến cái chết không phải là một hành động bộc phát mà đó là sự lựa chọn để chứng minh sự trong sạch của mình.
Phần 3: Vũ Nương được giải oan=>Nhận xét: Từ lời thoại của Vũ Nương khi gặp lại Trương Sinh: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”. tô đậm phẩm chất trọng tình trọng nghĩa, ân nghĩa thủy chung, vị tha cao cả của nàng
c. Nguyên nhân trực tiếp: Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.
Nguyên nhân gián tiếp: Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do và chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
=>Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh.Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát.
d. Bi kịch của Vũ Nương là tiếng nói thương cảm cho số phận bất hạnh của người phụ nữ không được làm chủ cuộc sống của mình và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người.
e. Nhận xét:
- Cách dẫn dắt câu chuyện: Tác giả dẫn dắt câu chuyện có diễn biến, cao trào, thắt nút, mở nút, kết thúc rất khéo léo, kịch tính.
- Những lời đối thoại, tự bạch sinh động và có tác dụng thể hiện tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật và tạo kịch tính cho truyện.
- Những chi tiết kì ảo, hoang đường trong truyện: Tăng sức hấp dẫn, cuốn hút cho chuyện, hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương và tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng
3. a. Nghĩa của các từ:
- (1) Xuân: chỉ mùa xuân, mùa khởi đầu trong một năm.
- (2) Xuân: chỉ tuổi trẻ
- (3) Tay: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến ngón, dùng để cầm, nắm
- (4) Tay: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó
- (5) Nóng: Chỉ nhiệt độ cao
- (6) Nóng: không khí sôi động
- (7) Ghế: một đồ vật dùng để ngồi
- (8) Ghế: một vị trí trong một cơ quan, tổ chức
c.
- Những từ (1), (3), (5), (7) được dùng theo nghĩa gốc
- Những từ (2), (4), (6), (8) được dùng theo nghĩa chuyển
d.
- Nghĩa chuyển của từ (2), (6) được hình thành theo phương thức ẩn dụ.
- Nghĩa chuyển của từ (6), (8) được hình thành theo phương thức hoán dụ.
e. Điền đáp án: Đ Đ S Đ
4. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
a.
Phần in đậm đầu tiên là trích dẫn lời nói, được ngăn các với bộ phận đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Phần in đậm thứ hai là trích dẫn ý nghĩ, không được ngăn cách với bộ phận đứng trước.
b.
Nội dung | Hình thức | |
Giống nhau | đều là thuật lại lời nói, ý nghĩ của một người. | |
Khác nhau | Cách thứ nhất: lời nói được nhắc lại nguyên văn Cách thứ 2: ý nghĩ được thuật lại | Cách dẫn thứ nhất: Nằm trong dấu ngoặc kép và nằm sau dấu 2 chấm. Cách dẫn thứ 2: Không đặt trong dấu ngoặc kép. |
c. Điền lần lượt vào chỗ trống: không đặt trong dấu ngoặc kép và một cách nguyên văn
Xem thêm bài viết khác
- Soạn bài truyện Kiều – Chị em Thúy Kiều: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài chuyện người con gái Nam Xương : Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục C hoạt động luyện tập
- Soạn bài tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn VNEN văn 9 bài 4: Chuyện người con gái Nam Xương ngắn nhất
- Soạn VNEN văn 9 bài 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngắn nhất
- Soạn bài lặng lẽ Sa Pa: Mục B hoạt động hình thành kiến thức
- Soạn bài chiếc lược ngà: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài những đứa trẻ: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn bài ánh trăng: Mục A hoạt động khởi động
- Soạn văn 9 VNEN bài 12: Ánh trăng ngắn nhất