Soạn băn bài: Bố của Xi mông
Nhà văn Guy- đơ- Mô- pa- xăng thể hiện những nét diễn biến tâm trang của ba nhân vật Xi- mông, Blăng- sốt, Phi- lip qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè mở rộng ra là con người, và biết cảm thông trước những người có số phận bất hạnh. Teach12h sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi trong bài. Mời các bạn tham khảo
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tác giả:
Guy-đơ Mô-pát-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, thuộc dòng dõi quý tộc nhưng gia đình đã sa sút. Mô-pát-xăng đã từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870). Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống. Từ đây, ông bắt đầu tạo dựng cuộc sống cho mình.
2. Tác phẩm
Nội dung:
Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình. Nhà văn Guy- đơ- Mô- pa- xăng thể hiện những nét diễn biến tâm trang của ba nhân vật Xi- mông, Blăng- sốt, Phi- lip qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè mở rộng ra là con người, và biết cảm thông trước những người có số phận bất hạnh
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu đến "em chỉ khóc hoài"): nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
- Đoạn 2 (tiếp đến "Người ta sẽ cho cháu... một ông bố"): bác Phi-líp gặp Xi-mông và an ủi em.
- Đoạn 3 (tiếp đến "bỏ đi rất nhanh"): bác Phi-líp đưa Xi-mông về với mẹ và nhận làm bố của em.
- Đoạn 4 (còn lại) Xi-mông đến trường và khoe với các bạn rằng em có một ông bố tên là Phi-líp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biên của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.
Câu 2: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
Câu 3: trang 143 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.
Câu 4: trang 144 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Xi-mông
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi lip
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bố của Xi-mông
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Con chó Bấc
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Bố của Xi mông"
Xem thêm bài viết khác
- Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên
- Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông minh, nhạy bén với cái mới” còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”
- Xét xem nếu phải tách doạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ỏ chỗ nào.
- Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu
- Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Con cò
- Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt
- Soạn văn bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
- Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em người nghe người đọc có hiểu hàm ý của câu nói ấy hay không
- Soạn văn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Soạn văn bài: Viếng lăng Bác
- Nội dung chính bài: Các thành phần biệt lập