Soạn văn bài: Mây và sóng
Với những hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh của thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã gơi lên tình mẫy tử thiêng liêng, bất diệt. KhoaHoc sẽ cùng các bạn tìm hiểu kiến thức trọng tâm và trả lời các câu hỏi trong bài
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1,Tác giả: Ra- bin- đra- nát Ta- go:
- Tên tuổi nhà thơ Ta-go (1861-1941) đã rất quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ. Những tác phẩm của ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc rất sâu sắc, mãnh liệt một phần cũng bởi đã được trải nghiệm qua cuộc sống đầy gian nan, trắc trở của chính nhà thơ.
- Ta-go có sức sáng tạo thật phi thường. Ông đã để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, ngoài ra còn có trên một trăm truyện ngắn và 1.500 bức hoạ... Ông là nhà văn châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học.
2. Tác phẩm: Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm 1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 88 SGK Ngữ Văn 9 tập 2
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.
a) Hãy chỉ ra những điểm giông nhau và khác nhau (về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ,...) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
b) Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?
Câu 2: trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xác định vị trí dòng thơ: " Con hỏi:..." ở mỗi phần
(Gợi ý: hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng”).
Câu 3: trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra. Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên điều gì?
Câu 4: trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển).
Câu 5: trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Phân tích hình ảnh của câu thơ “Con lăn, lăn mãi... ở chốn nào”.
Câu 6*: trang 88 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Mây và sóng
Câu 2: Cảm nhận về tình mẫu tử qua bài Mây và sóng
Câu 3: Viết một đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ mây và sóng. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình.
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Mây và sóng"
Xem thêm bài viết khác
- Tìm thành phần gọi đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào để gọi , từ nào dùng để đáp? Quan hệ giữa người gọi và
- Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.
- Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa
- Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
- Phân tích nét riêng trong cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh của bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Soạn văn bài: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Phân tích diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
- Phân tích diễn biến tâm trạng (mạch cảm xúc trữ tình) trong bài thơ : Viếng lăng Bác của Viễn Phương
- Cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê. Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu
- Phân tích ý nghĩa tình huống truyện Bến quê
- Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các diều cần cụ thể hóa cho bản hợp đồng thuê nhà
- Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Nói với con