Soạn văn 10 bài Ôn tập phần tiếng Việt trang 138 sgk

26 lượt xem

Soạn văn 10 tập 2, soạn bài ôn tập phần tiếng việt sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta củng cố những kiến thức cơ bản và các kĩ năng chủ yếu về tiếng Việt. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết.

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Có những quá trình nào trong hoạt động giao tiếp?

Trả lời:

Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (tức trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội.

Các nhân tố giao tiếp bao gồm:

  • Nhân vật giao tiếp, gồm có: người nói và người nghe.
  • Nội dung giao tiếp, tức thông tin, thông điệp, ngôn bản...
  • Mục đích giao tiếp (gọi tắt là đích) là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
  • Hoàn cảnh giao tiếp: gồm thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.

Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây:

  • Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
  • Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

2. Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:(SGK)

Hoàn cảnh và các điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

Trả lời:

Hoàn cảnh và các điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

Người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, trong điều kiện thời gian, không gian nhất định

Rất nhiều yếu tố phụ trợ: ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi…

Thường dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, chủ yếu dùng với nghĩa tường minh; chưa gọt giũa; có nhiều thán từ, thán ngữ; nhiều câu tỉnh lược, câu cảm, câu nghi vấn...

Ngôn ngữ viết

Hoàn cảnh gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian

Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, phải sử dụng dấu câu, kiểu câu thay thế.

Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa; thường dùng các từ đa nghĩa, các thuật ngữ chính xác, có khi ít gặp trong khẩu ngữ; thường có các câu ghép phức hợp, nhiều thành phần..

3. Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong SGK Ngữ văn 10.

Điền tên các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại sau đây (SGK)

Trả lời:

Những đặc điểm cơ bản của văn bản:

  • Có tính thống nhất về chủ đề.
  • Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.
  • Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.
  • Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

VD: Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè:

  • Chủ đề: ngâm vịnh cảnh đẹp của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tấm lòng đối với nước, với dân.
  • Liên kết chặt chẽ ác ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự. Câu mở đầu là sự chuẩn bị cho 5 câu tiếp theo với nội dung tả cảnh ngày hè. Hai câu kết là cảm hứng tất yếu nảy sinh từ bức tranh tả cảnh, đồng thời cũng lộ ra cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt bài thơ, đó là tả cảnh để ngợi ca cuộc sống thái bình. Các phương tiện liên kết chính: phép đối, vần, luật... của bài thơ thất ngôn xen lục ngôn.
  • Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc. Dấu hiệu mở đầu là: câu thứ nhất, giới thiệu hoàn cảnh của người ngâm vịnh, báo hiệu sau đó sẽ là những câu miêu tả cảnh vật. Dấu hiệu kết thúc cũng là một cặp câu thơ 6 và 7 chữ. Về nghĩa, hai câu kết mở ra một hướng mới: không miêu tả mà phát biểu cảm xúc của tác giả. Đó cũng chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
  • Bài thơ này hướng tới đích giao tiếp là ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên, và cuộc sống thái bình.

Điền vào sơ đồ:

4. Lập bảng ghi các đặc điểm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (SGK)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtPhong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Tính cụ thể

Trả lời:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạtPhong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Tính cụ thể

Tính cảm xúc

Tính cá thể

Tính hình tượng

Tính truyền cảm

Tính cả thể hóa

5. a) Trình bày khái quát về:

  • Nguồn gốc tiếng Việt.
  • Quan hệ họ hàng.
  • Lịch sử phát Men của tiếng Việt.

b) Một số tác phẩm văn học Việt Nam

  • Viết bằng chữ Hán
  • Viết bằng chữ Nôm
  • Viết bằng chữ quốc ngữ

Trả lời:

  • Nguồn gốc tiếng Việt Tiếng Việt có nguồn gốc cổ xưa, cùng với nguồn gốc dân tộc Việt, thuộc họ Nam Á và có quan hệ với các nhóm ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á. Tiếng Việt có quá trình phát triển riêng đầy sức sống gắn với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ.
  • Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, quan hệ họ hàng xa với tiếng Môn - Khơ-me. Tiếng Việt có quan hệ láng giềng với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam Á như nhóm Tày- Thái, nhóm Mã Lai - Nam Đảo...
  • Quá trình phát triển của tiếng Việt chia làm bốn thời kì: Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (Thời tiền sử), Tiếng Việt dưới thời là độc lập, tự chủ (Từ TK.X đến 1858), Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (Từ 1858 - 1945), Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

6. Tổng hợp những yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng:(SGK)

Về ngữ âm và chữ viếtVề từ ngữVề ngữ phápVề phong cách ngôn ngữ
Cần pháp âm đúng...........

Trả lời:

Về ngữ âm và chữ viếtVề từ ngữVề ngữ phápVề phong cách ngôn ngữ

Cần pháp âm đúng

Chữ viết đúng chỉnh tả

Dùng từ đúng nghĩa.

Dùng từ địa phương phải chọn lọc.

Vay từ nước ngoài phải có ý thức Việt hóa.

Nói, viết đúng câu.

Dùng câu đúng ngữ cảnh

Nói, viết đúng phong cách ngôn ngữ.

7. Trong những câu sau, câu nào anh chị cho là đúng:

a) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công

b) Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công

c) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước

d) Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước

e) Qua hoạt động tực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu

h) Nhờ trải qua những hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những hoạt động quý báu

Trả lời:

Các câu đúng là: b, d, g

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ôn tập phần tiếng Việt ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 2.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Ôn tập phần tiếng Việt


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội