Soạn văn 11 bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm trang 125 sgk

20 lượt xem

Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm, các bạn có thể luyện tập trước những câu hỏi trong bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm để biết dạng đề và hướng ra câu hỏi. KhoaHoc xin tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn bài đầy đủ, chi tiết để các bạn cùng tham khảo.

I. Hướng dẫn chung: Theo dõi sgk

II. Gợi ý đề bài

Phần trắc nghiệm (3đ)

1. Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác:

Đáp án: A (Lưu biệt khi xuất dương - 1905) -> D (Nhớ rừng - 1934) -> B (Từ ấy - 1938) -> C (Chiều tối - 1942)

Câu

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

B

A

C

D

B

B

C

B

A

Phần tự luận (7 điểm) (Chọn một trong hai đề):

Đề 1: Nêu những suy nghĩ và cảm xúc riêng của anh (chị) về một bài thơ (hoặc một truyện ngắn) đã học.

Trả lời

Đây là đề bài dạng nghị luận văn học. Tùy thuộc vào yêu cầu của để bài, học sinh vận dụng phần kiến thức đã học và ôn tập trước đó để có thể hoàn thành tốt bài tập. Vì là để nêu suy nghĩ và cảm xúc nên các bạn cần chú ý bộc lộ cảm xúc, quan điểm cá nhân của mình về bài thơ hoặc truyện ngắn đó, chứ không chỉ đơn thuần đi phân tích. Các bạn có thể dựa vào dàn ý sau đây để có thể viết bài:

Mở bài: Giới thiệu bài thơ hoặc truyện ngắn định viết (Phần này chỉ cần từ 3-5 câu, không cần quá dài) bao gồm: Tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

Thân bài:

  • Trình bày những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, các vấn đề xoay quanh tác phẩm (Bao gồm những hiểu biết về cuộc đời, các yếu tố ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác của tác giả, phong cách hoặc quan điểm của ông/bà ấy hoặc nhan đề, lời đề từ, tình huống truyện...)
  • Phân tích bài thơ hoặc truyện ngắn theo một trình tự nhất định, đặc biệt chú ý tới các chi tiết hoặc tình huống độc đáo, từ ngữ, hình ảnh đặc sắc....để nêu nhận xét, cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân mình
  • Từ bài thơ hoặc truyện ngắn đó, các bạn rút ra được điều gì cho bản thân mình?

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và cảm xúc của bản thân

Đề 2: Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai (Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội hay quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích nhất?)

Trả lời

Đây là đề bài dạng nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Các bạn có thể triển khai bài viết theo nhiều các khác nhau. Có thể tham khảo cách triển khai đề bài trên như dàn bài dưới đây:

Mở bài: Dẫn dắt vấn đề để nêu lên quan điểm của mình về việc chọn nghề trong tương lai (Có thể là một trong 3 quan điểm theo gợi ý của đề bài: Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội hay quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích nhất)

Thân bài:

  • Giải thích "nghề" là gì? Tại sao chúng ta phải "chọn nghề trong tương lai"?
  • Đưa ra những lí do vì sao bạn quyết định lựa chọn quan điểm đó? (Có ít nhất 2 lí do)
  • Bác bỏ những quan điểm còn lại
    • Chọn nghề quá sức với năng lực thực tế của bản thân chỉ làm ta cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và dễ dàng bỏ cuộc hơn
    • Chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội rủi ro rất cao, vì trong giai đoạn này có thể nó được ưa chuộng nhưng vào giai đoạn khác nó có thể sẽ bị gạt bỏ, ruồng rẫy
    • Chọn nghề mà mình yêu thích nhưng nó lại quá viển vông, không thực tế cũng không thể giúp ta có cái nhìn lí trí để đi đến đích của hành trình ấy được.
  • Liên hệ, mở rộng: với thế hệ thanh niên ngày nay, có phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn trong việc chọn nghề trong tương lai hay không?

Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc chọn nghề trong tương lai và quan điểm của bản thân về việc chọn nghề

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Đề 2: Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai (Chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong xã hội hay quyết theo đuổi nghề mà mình yêu thích nhất?)

=> Xem hướng dẫn giải


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội